
Đặt câu hỏi
ĐẶT CÂU HỎI
Nội dung hỏi đáp
DANH SÁCH CÂU HỎI
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: hãy cho biết về liều lượng áp dụng, cách áp dụng trên từng loại cây cụ thể, thời điểm áp dụng.
Chị Lan thân mến!
Với câu hỏi chị đặt ra quá chung và không cụ thể cho loại cây nào. Nên chúng tôi xin cung cấp một số thông tin theo yêu cầu đặt ra của chị:
- Một số loại hóa chất dùng để kích thích ra hoa cây ăn trái như: Thiourea, KNO3 (Nitrate kali), KCLO3 (Clorate kali), Paclobutrazol…Đây là các loại hóa chất đều có thể sử dụng bằng cách tưới vào gốc hay phun qua lá.
- Liều lượng áp dụng:Trên các loại cây ăn đều có thể sử dụng để xử lý kích thích cho cây ra hoa. Tuy nhiên, để cụ thể chúng xin khuyến cáo như sau:
+ Đối với xoài: Có thể sử dụng KNO3 với liều lượng từ 150 – 2000gr/ bình 10 lít nước hoặc Thiourea với liều lượng từ 40 – 60gr/bình 10lít nước phun đều lên 2 mặt lá, phun lúc trời mát. Chú ý chỉ tiến hành xử lý khi cành được ít nhất 4 tháng tuổi, lá trên cành đã già, có màu xanh, dòn. Nếu sau 7 ngày phun không thấy dấu hiệu ra hoa thì tiến hành phun lại lần 2.
+ Đối với nhãn:Có thể sử dụng KCLO3 với liều lượng 10gr cho 1 mét đường kính tán cây. Nhưng liều lượng không nên quá 30gr cho 1 gốc hoặc có thể áp dụng biện pháp cơ học là khoanh vỏ và kết hợp phun KCLO3 trên lá lúc nhãn mới ra đọt và chuyển màu lá lụa thì hiệu quả sẽ cao nhất.
+ Riêng đối với Paclobutrazol có thể sử dụng xử lý kích thích ra hoa cho chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng…Liều lượng sử dụng 10gr cho 1 mét đường kính tán cây. Ví dụ: Cây có đường kính là 6 mét thì sử dụng 60gr pha vào bình 10 lít nướcđể tưới vào gốc.
Chú ý: Trước khi sử dụng các loại hóa chất để xử lý nên có chế độ bón phân hợp lý, bồi dưỡng để cây phát triển tốt, tuổi các cành trên cây đều nhau, lá mau trưởng thành, thúc đẩy cây phân hoá mầm hoa giúp cây dễ ra hoa hơn. Không nên lạm dụng, sử dụng các loại hoá chất tuỳ tiện dễ làm cho cây suy yếu, tạo điều kiện cho các loại sâu, bệnh có cơ hội tấn công cây, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như năng suất của cây.
Một số thông tin cùng chị, chúc chị thành công./.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: Tôi có trồng khoảng 100 gốc xoài ghép hòa lộc, hiện nay đã được 5 năm. Tôi thấy hiện tại có một số người mua xoài lá để xịt thuốc cho ra hoa kết trái, thẩm chí có thể cho ra hoa nghịch mùa.Vậy tôi muốn tìm tài liệu hướng dẫ xịt xoài như thế ở đâu và họ dùng loại thuốc nào ? phương pháp sử dụng theo từng giai đoạn ?
CÁCH XỬ LÝ RA HOA XOÀI
* Cách xử lý:
Tiến hành xử lý khi cành được ít nhất 4 tháng tuổi, lá trên cành đã già, có màu xanh đậm, dòn.
Trước khi xử lý ra hoa 10 – 15 ngày nên dùng phân MKP (0-52-34), liều lượng 30gr/10lít nước phun lên lá để giúp cho lá mau trưởng thành, giúp cây dễ ra hoa.
- Xử lý hoá chất:
+ Phun KNO3 lên hai mặt lá, liều lượng 150 – 200gr/10 lít nước. Nên phun vào lúc trời mát, nếu sau 7 ngày không thấy dấu hiệu ra hoa thì phun lại lần 2.
+ Ngoài ra có thể sử dụng Pacclobutrazol 10% tưới vào gốc với liều lượng 20gr pha trong 1 lít nước cho 2m đường kính tán. Sau khi xử lý Pacclobutrazol từ 2 –2,5 tháng tiếp tục Thiure để giúp cây ra hoa. Chú ý trong thời gian xử lý Pacclobutrazol vàThiure phải tháo cạn nước trong mương vườn. Mực nước trong mương thấp hơn mặt liếp ít nhất là 60cm.
Cần lưu ý là để cho cây ra hoa đồng loạt thì sau khi thu hoạch vụ trước phải bón phân, tưới nước đầy đủ để cây đâm chồi mạnh, đồng loạt.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Xin chào các anh, chị làm công tác khoa học tỉnh Tiền Giang!
Tôi hiện đang công tác tại phòng VLXD LAS 172 XD Chi cục TCĐLCL thuộc sở KH&CN tỉnh Hải Dương. Tôi có một câu hỏi mong muốn được giải đáp:
Phương pháp thí nghiệm bê tông hiện trường (dùng súng bật nẩy)-các bước tiến hành thí nghiệm cụ thể trên cấu kiện bê tông là bannel hộp (ví dụ: bắn ở bề mặt, hay cạnh bannel,...) .
Chào anh Dũng.
Chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:
Đối với bêtông hiện trường khi xác định cường độ chịu nén có thể sử dụng 02 phương pháp sau:
1./ Phương pháp xác định cường độ nén của bêtông bằng các súng loại bật nẩy theo TCXD 162 – 1987.
Phương pháp này dùng để xác định cường độ nén và độ đồng nhất của bêtông nặng bằng các súng loại bật nẩy.
Không áp dụng tiêu chuẩn này trong các trường hợp sau:
- Đối với bêtông mác dưới 100 và trên 500;
- Đối với bêtông dùng các loại cốt liệu lớn, có kích thước trên 40mm (Dmax > 40mm);
- Đối với cấu kiện có chiều dài theo phương bắn < 10cm.
Qui định về vùng thử:
+ Khi kiểm tra theo lô (chọn lọc hoặc toàn bộ), số vùng thử của một lô không được ít hơn 30, trong đó mỗi cấu kiện không ít hơn 3 vùng;
+ Khi kiểm tra cấu kiện đơn chiếc, số vùng thử phải không ít hơn 12 và phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Đối với kết cấu mỏng hoặc có khối lớn (tấm sàn, tấm tường, mặt đường, blốc, móng,..) số vùng thử không ít hơn 1 trên mỗi m2 bề mặt của kết cấu kiểm tra;
- Đối với kết cấu thanh (dầm, cột,..) số vùng thử không ít hơn 1 trên 1m dài của kết cấu kiểm tra.
+ Ở mỗi vùng thử, phải bắn không ít hơn 10 điểm;
+ Vùng thử được đặt ở những vị trí trọng yếu của kết cấu, trong đó:
- Đối với các kết cấu chịu nén và chịu kéo lệch tâm với độ lệch tâm không lớn và đối với kết cấu chịu kéo chính tâm thì vùng thử phải rải đều khắp kết cấu;
- Đối với các kết cấu chịu nén lệch tâm với độ lệch tâm lớn và đối với các kết cấu chịu uốn thì vùng thử cũng được rải đều khắp kết cấu, nhưng nhất thiết phải có ở vùng tiết diện chịu nén và vùng gần các gối.
2./ Phương pháp xác định cường độ nén của bêtông có kết hợp giữa súng bật nẩy và máy đo siêu âm được áp dụng theo tiêu chuẩn ngành 20 TCN 171 – 89 “Bêtông nặng – Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén”.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cấu kiện, kết cấu bêtông của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trong trường hợp:
- Không xây dựng được biểu đồ chuẩn dùng để xác định cường độ nén của bêtông bằng phương pháp không phá hoại;
- Không có mẫu khoan lấy từ các cấu kiện, kết cấu xây dựng để xác định cường độ bêtông;
Không sử dụng phương pháp này để xác định cường độ nén của bêtông trong những trường hợp sau:
- Bêtông có mác nhỏ 100 và lớn hơn 350;
- Bêtông sử dụng các loại cốt liệu có đường kính lớn hơn 70mm;
- Bêtông bị nứt, rỗ hoặc có các khuyết tật;
- Bêtông bị phân tầng hoặc là hỗn hợp của nhiều loại bêtông khác nhau;
- Bêtông có chiều dày theo phương thí nghiệm nhỏ hơn 100mm.
+ Bề mặt bêtông cần thử phải phẳng. nhẵn, không ướt, không có khuyết tật, nứt, rỗ. Nếu trên bề mặt bêtông có lớp vữa trát hoặc lớp trang trí thì trước khi đo phải được đập bỏ và mài phẳng vùng sẽ kiểm tra.
+Vùng kiểm tra trên bề mặt bêtông phải có diện tích không nhỏ hơn 400 cm2. Trong mỗi vùng, tiến hành đo ít nhất 4 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng, theo thứ tự đo siêu âm trước, đo bằng súng sau. Nên tránh đo theo phương đổ bêtông.
Kết quả thử nghiệm chỉ có giá trị khi mẫu thử nghiệm nằm trong phạm vi áp dụng của phương pháp thử.Nếu cấu kiện bêtông bannel hộp phù hợp với tiêu chuẩn qui định trên thì anh có thể áp dụng được.
Hy vọng anh hài lòng với câu trả lời của chúng tôi.
Thân chào!
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TG
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Kính thưa!
Em hiện đang là sinh viên nghành Điện Tử - Tự Động Hoá trình độ đại học, khi ra trường em mong muốn về tỉnh nhà tìm việc làm. Nhưng em không biết có công ty nào nhận em không nữa? , vì em cảm thấy " tự động hoá" còn quá mới ở tỉnh ta. Em mong sớm nhận được thư hồi âm. Em cảm ơn nhiều
Chào bạn Trần Lam.
Hiện nay ở Tiền Giang có một số công ty có sử dụng hệ thống tự động hóa trong khu công nghiệp Bình Đức của Tp. Mỹ Tho.
Nếu bạn có nhu cầu làm việc có thể liên hệ đến Sở Nội vụ hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
Chúc bạn sớm tìm được việc làm thích hợp.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: Tiêu chuẩn cho phép đường kính của thép
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 33414252