
Đặt câu hỏi
ĐẶT CÂU HỎI
Nội dung hỏi đáp
DANH SÁCH CÂU HỎI
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: tôi cần mua giống trùng huế xin cho biết địa chỉ . nơi cung cấp tài liệu đễ nuôi
Trả lời: Chào Ông.
Hiện nay các nơi cung cấp giống và tài liệu về trùn quế gồm:1/ Hộ Ông Mai Văn Đủ ấp Tân Hoà – xã Tân Hội Đông - huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang.
ĐT: 073.831964 (Nơi đây chỉ cung cấp trùn quế giống, không có tài liệu)
+ Giá trùn quế giống có kèm phân: 5.000đ/kg
+ Giá trùn quế giống không kèm phân: 30.000đ/kg
2/ Trại trùn quế An Phú: số 75 – ấp An Bình – xã An Phú - huyện Củ Chi – TP.Hồ Chí Minh.
ĐT: 08.7941679 – 08.4263814 – 098.3346179 – 098.2335833
Nơi đây cung cấp cả trùn giống và đầy đủ các tài liệu về “Kỹ thuật nuôi trùn quế”.
+ Giá trùn quế giống không kèm phân: từ 35.000đ – 50.000đ/kg
Trên đây là một số địa chỉ để Ông tham khảo, thân ái chào Ông, chúc Ông thành công trong nghề nuôi trùn quế./.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Em muốn biết nôị dung cuả mô hình" cá -gà: ? Em có thể tìm được thông tin này ở đâu?
Trả lời: Chào bạn.
Bạn có thể tham khảo mô hình nuôi cá - heo đã có đăng trên trang web này. Nói chung, mục đích chính của các mô hình này là tận dụng được lượng thức ăn thừa và phân của gia súc, gia cầm để nuôi cá. Bạn có thể tính toán lượng thức ăn thừa, phân gà thải ra để nuôi lượng cá thích hợp điều kiện thực tế, Bạn cũng có thể vào các website: www.vietlinh.com.vn ; www.fistenet.gov.vn ; www.agroviet.gov.vn ; www.ctu.edu.gov.vn ... Chào bạn, chúc bạn thành công.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Xin chào!
Rất cảm ơn vì đã tư vấn giúp tôi các loại bệnh trên nấm bào ngư Nhật ở câu hỏi trước.
Hiện ở trại nấm của tôi, số lượng phôi bị nhiểm mốc xanh có vẻ đã giảm nhưng lại thấy có nhiều nấm dại mọc trên bịch phôi và cả trong miệng bịch. Các loại nấm dại này có đáng ngại không ?
Tôi còn thấy có nhiều bịch phôi chuyển sang màu vàng vàng. Có phải là nó lại bị nhiễm nấm vàng ?
Có bịch thì nó lại có màu đen, tuy vẫn cho ra nấm.
Các loại nấm này có làm ảnh hưởng đến năng suất không? Cách trị chúng như thế nào?
Xin cảm ơn.
Trả lời: Chào chị Huỳnh Kim Nhung,
Hiện trạng nấm dại phát triển trên phôi nấm bào ngư và cả trong miệng bịch, theo tôi thì có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Trong tự nhiên, bào tử nấm được gió đưa đi rải rác khắp nơi, khi gặp môi trường thích hợp, hình thành quả thể.
Nấm dại phát triển trên bịch trước sợi nấm bào ngư hình thành:
Trong quá trình cấy giống bào tử nấm dại rơi vào đúng lúc, đồng thời độ ẩm nguyên liệu cao, nấm dại phát triển.
Loại bỏ bịch đã nhiễm nấm dại trong trường hợp trên.
Nấm dại phát triển trong miệng bịch sau khi thu hái nấm một thời gian:
Trong quá trình chăm sóc nước tưới động lại trong bịch, độ ẩm nhà trồng cao hoặc giàn kệ luôn ẩm ướt, nấm dại phát tirển.
Gặp trường hợp này, cần cách ly và đưa ra môi trường khô thoáng mát một vài ngày, khi nấm dại chết hết, đưa bịch trở vào nhà trồng.
Bịch phôi nấm bào ngư bị vàng trong từng giai đoạn có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Giai đoạn đầu trước khi hình thành quả thể nấm: Do nhiệt độ nguyên liệu khi cấy giống trên 38 độ C hoặc nắng chiếu trực tiếp vào bịch phôi một thời gian dài.
Giai đoạn sau khi thu hái nấm một thời gian: Nấm đã phân hủy nguyên liệu và sử dụng hết nguồn dinh dưỡng.
Bịch phôi có những vệt nước màu đen sau đó loang ra lóm đóm trên thành bịch, nhưng vẫn ra nấm:
Nguyên nhân không đáng ngại: Do độ ẩm nguyên liệu trên 65%, đóng bịch phôi không chặt, bào tử nấm bào ngư nhật loang ra.
Vì trên câu hỏi chỉ nêu: nhiều bịch có màu vàng vàng hay màu đen, nên chúng tôi chưa xác định rỏ mức độ như thế nào. Vì thế chỉ có thể trả lời câu hỏi như trên.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
cho tôi hỏi:
hiện giờ tôi muốn mua bò con thuộc giống bê lai Zêbu, tôi mua khoảng 10 con, bò đó khoảng 5 đến 6 tháng tuổi. vậy tôi nên mua ở đâu? giá 1 con khoảng bao nhiêu và trọng lượng 1 con khoảng bao nhiêu?.
xin cảm ơn!
Trả lời: Chào bạn Nghĩa.
Sau khi tìm hiểu, Phòng QLKH xin cung cấp một số thông tin để tham khảo như sau:- Hiện nay giống bê lai Zêbu khoảng 05 - 06 tháng tuổi có trọng lượng trung bình từ 60 - 80kg/con.
- Giá bán: con đực từ 2 - 2,5 triệu đồng/con; con cái từ 3 – 4 triệu đồng/con.
- Mọi chi tiết xin liên hệ Ông Nguyễn Văn Một là “Dẫn tin viên” của Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang được phân công phụ trách địa bàn TP.Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo. ĐT: 0904.452.522 (Ông Một sẽ dẫn đến địa điểm bán giống bê nêu trên). Chào bạn, chúc bạn thành công.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Hiện tại khu vực xã tôi (xã Bình Ninh) bà con trồng ớt đang gặp khó khăn vì bệnh thán hư (cành, lá và trái bị úng đen rồi rụng). Xin cho biết cách phòng tránh và trị loại bệnh này. Một số bà con sử dụng loại thuốc có trên thị trường là Amistar của hãng Syngenta để phun xịt. Như vậy có đúng kỹ thuật? Bà con có thể liên hệ ở đâu để được hỗ trợ khi có các vấn đề cần được hổ trợ gấp.
Xin cảm ơn.
Trả lời: Anh Tăng Văn Khuy thân mến!
Qua câu hỏi của Anh về bệnh thán thư trên cây ớt, chúng tôi xin có một số thông tin xin được trao đổi cùng Anh:
Bệnh do nấm Collectotrichum nigrum và Collectotrichum capsici gây ra. Hai loại trên thường song song phá hại làm quả ớt bị thối nhanh chóng. Bào tử nấm phát tán và gây hại nhờ gió và côn trùng. Nấm tồn tại trên vỏ hạt giống và trên tàn dư cây bệnh. Bào tử phân sinh có sức sống cao, trong điều kiện khô ráo, dù tàn dư cây trồng đã bị vùi trong đất vẫn có thể nẩy mầm gây hại vào vụ sau. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao từ 80 – 100 % và nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. . Bệnh gây hại nặng trong những năm mưa nhiều và trên những ruộng ớt bón phân không cân đối, nhất là thừa đạm, trồng mật độ dày. Vết bệnh điển hình trên trái có dạng hơi tròn đến bầu dục, hơi lõm vào thịt trái, bệnh càng nặng vết lõm càng rộng, màu nâu xung quanh, ở giữa màu vàng cam đậm và có nhiều vòng đồng tâm.
Muốn phòng trị bệnh thán thư trái ớt một cách hiệu quả phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp canh tác là rất quan trọng:
- Trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom cây trồng của vụ trước, đem tiêu hủy để tránh là nguồn bệnh lây lan cho vụ sau.
- Phủ bạt nilon trên mặt liếp trồng để hạn chế sâu bệnh hại từ đất bắn lên cây.
- Chọn giống sạch bệnh, ngâm hạt giống với dung dịch thuốc Carbenzim 50WP (pha 20 – 30 gr thuốc / 10 lít nước) trong 5 phút vì nấm bệnh thán thư có khả năng lan truyền qua hạt giống.
- Trồng ớt ở mật độ thích hợp, tránh trồng dầy vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt là điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
- Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm, nên sử dụng phân Nitrat Canxi hoặc Poly feed 15-15-30 để giúp cây ớt phát triển tốt đồng thời tăng cường khả năng chống chịu bệnh.
- Khi cây ớt bắt đầu ra hoa đậu trái, không được tưới nước phủ từ trên tán cây xuống để tránh lây lan phát tán bào tử nấm. Cắt bỏ những nhánh ở dưới thấp, ngắt bỏ lá chân và những trái ớt ở gần mặt đất, vì đó sẽ là nơi giúp bào tử nấm bệnh lây lan từ mặt đất lên cây. Nên sử dụng biện pháp tưới thấm, tưới gốc cho cây ớt.
- Sử dụng thuốc hoá học là biện pháp cuối cùng. Nấm bệnh thán thư cũng xâm nhiễm qua vết thương của côn trùng. Vì vậy, cần phun thuốc trừ sâu (có thể sử dụng thuốc Dragon 585 EC hoặc Pyrinex 20 EC) để tránh sự gây hại của sâu ăn tạp.
Phun thuốc trừ nấm bệnh thán thư có thể áp dụng qui trình sau đây:
+ Lần 1 (trước khi cây bắt đầu ra hoa): Sử dụng thuốc tiếp xúc như Dipomate 80WP hoặc Cadillac 80WP với liều lượng 25 - 30 gr / bình 8 lít nước, phun đẫm lên tán lá.
+ Lần 2 (khi cây hình thành trái non) : Cũng sử dụng 1 trong 2 loại thuốc trên.
+ Lần 3 (cách lần phun thứ hai 7 ngày): Sử dụng thuốc Bendazol 50WP, liều lượng 10 - 15 gr / bình 8 lít nước, phun đẫm lên tán lá và trái ớt, đây là thuốc lưu dẫn vào trong cây và hiệu quả cao đối với nấm bệnh thán thư.
+ Lần 4 (cách lần phun thứ ba 7 – 10 ngày) : Phun thuốc Bendazol 50WP pha với Dipomate 80WP hoặc Cadillac 80WP để tránh hiện tượng nấm bệnh kháng thuốc.
+ Lần 5 (cách lần phun thứ tư 7 – 10 ngày) : Sử dụng thuốc Hạt vàng 250 SC với liều lượng 10 cc – 15 cc / bình 8 lít nước.
+ Những lần phun thuốc sau (nếu cần thiết) : Có thể chuyển sang các thuốc có gốc Tebuconazole hoặc Chlorothalonil (Lý do chuyển đổi gốc thuốc là để tránh hiện tượng nấm bệnh kháng thuốc và giữ được hiệu quả của thuốc đối với nấm bệnh ).
- Lưu ý: Khi phát hiện vết bệnh thán thư trên trái, cần ngắt bỏ, thu gom và tiêu hủy tất cả trái bị nhiễm để tránh lây lan mầm bệnh trong ruộng ớt. Mặt khác, sau cơn mưa đêm, nên tưới xả nước cho cây ớt vào sáng hôm sau và sử dụng thuốc Dipomate 80WP phun ngừa.
Riêng loại thuốc Amistar của hãng Syngenta là một loại thuốc đặc trị nấm gây bệnh thán thư được đăng ký trên cây xoài. Tuy nhiên, bà con vẫn có thể dùng phun xịt cho bệnh thán thư trên cây ớt được. Vấn đề cần lưu ý của bệnh thán thư quan trọng nhất là biện pháp phòng bệnh, Khi bệnh phát thành dịch thì biện pháp phòng trừ là rất khó khăn. Khi cần thiết để nhận hỗ trợ Anh có thể liên hệ với Trạm Bảo vệ thực vật ở địa phương nơi gần nhất để được giúp đỡ.
Một số thông tin trao đổi cùng Anh, chúc Anh thành công./.
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 33414252