Truy cập nội dung luôn
 
                                                     English Facebook RSS Hỏi đápSơ đồ cổng

Chi tiết tin

Bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè
10/05/2019 - Lượt xem: 10118

Hình thành từ lâu đời, Chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) là một trong những chợ nổi mang nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam bộ. Sự ra đời và phát triển chợ nổi đã khẳng định tinh thần năng động, đầy sáng tạo của cư dân vùng sông nước. Với những nét sinh hoạt độc đáo, Chợ nổi Cái Bè là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Tiền Giang nói riêng và Tây Nam bộ nói chung. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè cần được quan tâm và chú trọng.

Hình thành từ lâu đời, Chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) là một trong những chợ nổi mang nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam bộ. Sự ra đời và phát triển chợ nổi đã khẳng định tinh thần năng động, đầy sáng tạo của cư dân vùng sông nước. Với những nét sinh hoạt độc đáo, Chợ nổi Cái Bè là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Tiền Giang nói riêng và Tây Nam bộ nói chung. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè cần được quan tâm và chú trọng.

Họp ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, Chợ nổi Cái Bè là một trong những khu chợ nổi có quy mô lớn nhất ở khu vực Nam bộ. Chợ nổi Tây Nam bộ nói chung và Cái Bè nói riêng đã được hình thành từ khi có bước chân của lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất này từ thế kỷ XVII - XVIII. Chợ nổi hình thành trong điều kiện giao thông và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, nên khi có nhu cầu buôn bán, trao đổi, người ta liền tụ tập mua bán trên sông, bằng các phương tiện như xuồng, ghe. Sách Gia Định thành thông chí ghi nhận đầu thế kỷ XIX, Chợ nổi Cái Bè rất sung túc. Bè tre đậu kín vàm rạch, chở lúa gạo, cá khô, cau khô và các loại vỏ cây già, cây đước bán tận Campuchia. Đến cuối thế kỷ XX, nơi đây đã trở thành một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất khu vực Nam bộ.

Vào thời hoàng kim, Chợ nổi Cái Bè hoạt động suốt ngày đêm và thường là theo con nước lớn. Chợ họp từ 3 - 5 giờ sáng cho đến tận xế chiều. Hàng hóa rất đa dạng và phong phú, từ vải vóc, thủy hải sản cho đến đồ gia dụng, đồ uống,... nhưng nổi bật nhất là trái cây. Ngày nay, do nhu cầu của người dân, Chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang không chỉ buôn bán trái cây hay các loại nông phẩm, mà còn có các món ăn. Các xuồng nhỏ len lỏi giữa các thuyền trái cây, chủ yếu bán nước uống, điểm tâm sáng cho người đi chợ: Bánh ướt, hủ tiếu, cháo lòng, bánh canh, cà phê, trà đá... Khu vực bán các loại rau củ quả chạy dài từ ngã ba Nhà Thờ đến cửa vàm Long Hải. Khu này thường có loại ghe lớn có trọng tải từ 5 - 10 tấn từ các tỉnh khác chở hàng đến mua bán. Khu bán gạo, cám thì nằm riêng biệt ở một khúc sông. Nét độc đáo của chợ nổi là ghe thuyền bán thứ gì thì treo thứ ấy lên đầu ngọn sào để người mua biết, không phải rao mời.

Theo tiến trình phát triển, cùng với tác động của nhiều yếu tố khách quan, Chợ nổi Cái Bè hiện đứng trước nguy cơ mai một những giá trị làm nên bản sắc. Hiện nay, Chợ nổi Cái Bè đã không còn là một chợ nổi đông đúc, trên bến dưới thuyền như ngày trước. Theo khảo sát của chúng tôi, số lượng ghe thuyền neo đậu ở trung tâm chợ nổi đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân chính là do hệ thống giao thông đường bộ hiện nay đã phát triển nên lượng ghe thuyền hoạt động trên Chợ nổi Cái Bè đã giảm nhanh chóng, chỉ còn khoảng 100 - 150 ghe buôn bán sỉ các mặt hàng trái cây, rau, củ, quả... Bên cạnh đó, Chợ nổi Cái Bè còn thiếu nhiều sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Điều này làm cho sức hút của chợ nổi đối với du khách cũng giảm dần. 

Cuối năm 2017, Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè lập Đề án "Bảo tồn và phát huy Chợ nổi Cái Bè". Theo đó, sẽ giữ nguyên hiện trạng chợ nổi, nhưng có sự sắp xếp, quản lý, bố trí lại để đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông thủy; vùng nước quy hoạch có chiều dài từ 400 - 500m từ vàm Cái Bè đến Kênh 28; đảm bảo số lượng ghe, tàu neo đậu cố định từ 100 - 150 chiếc và tiếp nhận 200 - 300 ghe, tàu neo đậu mua bán có tải trọng từ 20 - 60 tấn. Đồng thời, phải bảo tồn tối đa những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của chợ nổi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh kế của người dân và nhu cầu tham quan, mua sắm và ẩm thực của du khách.

Với những nét sinh hoạt độc đáo, Chợ nổi Cái Bè là một trong những địa điểm du lịch Tiền Giang hấp dẫn được đông đảo du khách trong nước và quốc tế ghé thăm. Có thời điểm, lượng khách tham quan nơi này chiếm khoảng 80% trong tổng số du khách du lịch đến huyện Cái Bè. Và đây cũng là điểm du lịch được các công ty lữ hành khai thác mạnh, hầu như trong các hành trình du lịch về miền Tây đều có ít nhất một đến hai lịch trình khám phá Chợ nổi Cái Bè.

Một trong các sản phẩm du lịch chủ đạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là tham quan chợ nổi. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chợ nổi là nguồn tài nguyên quý giá, đặc sản du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bởi nét độc đáo không nơi nào có được. Bởi vì, du lịch chợ nổi đã tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc đi lại, tham quan, ăn uống, mua sắm và vui chơi giải trí của du khách. Ngoài ra, du lịch chợ nổi cũng góp phần làm đa dạng hóa các loại hình du lịch cho vùng.

Thông thường, các công ty lữ hành sẽ bố trí những chiếc đò nhỏ đưa khách qua những dòng kênh, rạch nhỏ đến thăm Nhà cổ Ba Đức, đi Chợ nổi Cái Bè, tham quan cảnh họp chợ trên sông, xem các món hàng treo trên cây bẹo ở đầu ghe, khách sẽ trải nghiệm mua bán với các thương lái, để tìm hiểu nét văn hóa mua bán trên sông rất đặc trưng của người dân Nam bộ, rồi ghé lại các lò bún, bánh tráng, cốm ven sông, du khách được biết thêm vài nghề thủ công, truyền thống ở nông thôn.

Tuy nhiên hiện nay, các hoạt động tại Chợ nổi Cái Bè đang bộc lộ nhiều bất cập nhất định, làm ảnh hưởng đến chất lượng du lịch chợ nổi và công tác bảo tồn chợ nổi. Theo TS. Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch: "Để Chợ nổi Cái Bè có thể duy trì được sức hấp dẫn về văn hóa và giữ được vai trò kinh tế, cần nhìn nhận được những yếu tố bản địa mang giá trị tài nguyên của nó, "phát hiện lại" những giá trị này trong mối liên hệ mật thiết với kinh tế, công nghệ, văn hóa, du lịch. Cần tạo ra và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm được "sinh sống" ở chợ nổi dù chỉ trong một buổi chợ, và cũng giống như trong bảo tàng có không gian "khám phá" dành cho du khách tự mình tham gia vào một sự kiện lịch sử giả định, chợ nổi cũng cần tổ chức cho du khách được một lần trải nghiệm với vai trò thương hồ trên không gian sông nước miền Tây. Tất cả hoạt động trên đều cần sự hợp tác và tham gia của cộng đồng dân cư chợ nổi, tức là tạo cho cộng đồng một sinh kế mới từ "vốn văn hóa" của họ".

Ông Trần Văn Nhu, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cái Bè nhìn nhận: "Vai trò của Chợ nổi Cái Bè trong phát triển du lịch của địa phương đã khẳng định từ lâu. Tuy nhiên, quy luật đào thải khắc nghiệt của tự nhiên đòi hỏi phải có bàn tay kiến tạo của con người, để chợ nổi không chỉ đơn thuần là một kênh phân phối, một địa điểm giao thương mà phải được chú trọng đầu tư như một sản phẩm du lịch độc đáo. Việc bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Bè bền vững là vấn đề cấp thiết, đang được ngành du lịch và các cấp chính quyền địa phương quan tâm".

Võ Văn Sơn

Tương phản
Đánh giá bài viết(5.0/5)

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

VĂN BẢN ĐIỆN TỬ VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

Hệ thống văn bản Hệ thống văn bản

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Slideshow Image 1

LIÊN KẾT LIÊN KẾT

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập:
// ]]>