
Đặt câu hỏi
ĐẶT CÂU HỎI
Nội dung hỏi đáp
DANH SÁCH CÂU HỎI
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: xin cho biết những điều cần làm trong mô hình nuôi kết hợp này, cách thức nuôi như thế nào, mật độ nuôi cá.
Chào bạn Lan.
Do câu hỏi của bạn liên quan nhiều vấn đề. Vì vậy chúng tôi sẽ gởi nội dung trả lời qua hộp thư điện tử của bạn.
Thân chào.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: Toi thac mac so TN va MT lam gi ma : duong thi day cat, bui, xe cho cat chay do cat so ko co y kien gi, song thi day rac, moi nguoi than nhien do rac xuong song... So TN MT dau roi? cac ban lam het chuc nang minh chua ?
Chào bạn Sonha.
Câu hỏi của bạn không thuộc phạm vi quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ chúng tôi, xin bạn vui lòng liên hệ Sở Tài nguyên - Môi trường.
Cảm ơn
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Tôi có trồng 2 công ớt, tôi có sử dụng màn phủ nông nghiệp nhưng vẫn bị thối trái!
Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị!
Xin chân thành cảm ơn!
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Tôi muốn trồng Bưởi Hương Hồng nhưng không biết nơi cung cấp giống và kỹ thuật trồng. Mong quý ban ngành giúp đỡ cho!
Xin chân thành cảm ởn!
Anh Trung thân mến!
Qua câu hỏi của anh về nơi cung cấp giống và kỹ thuật trồng bưởi Hương Hồng. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để trao đổi cùng anh:
Bưởi Hương Hồng là một giống bưởi mà rất ít người biết đến. Giống bưởi này có những đặc điểm như sau: Lá có hình dạng 3 chia; bưởi trồng nhanh cho trái và cho trái quanh năm; hoa bưởi nở thành từng chùm, mỗi chùm từ 4 - 5 trái, trái thường rất to nên cần phải tỉa bỏ bớt trái và làm nạng chống để tránh gãy cành. Trọng lượng bình quân trái là 3,5kg, có trái to nặng đến trên 7kg.Trái bưởi khi còn non có vỏ màu xanh, trái già chuyển dần sang màu vàng, khi chín chuyển sang màu đỏ hồng là có thể hái ăn được. Bưởi có vỏ mỏng rất dễ lột, vỏ bưởi có mùi hương rất đặc trưng. Bưởi chín ruột màu đỏ, không hạt, có vị chua ngọt.
Hiện nay, giống bưởi này chỉ có một số ít hộ trồng ở tỉnh Bến Tre. Về kỹ thuật giống bưởi này cũng rất dễ trồng và nhanh cho trái như những giống bưởi khác. Theo thông tin từ các cơ quan nghiên cứu thì chất lượng của bưởi Hương Hồng chỉ ở mức trung bình, năng suất không cao, trái to nên rất khó tiêu thụ, chỉ tiêu thụ được trong các dịp lễ tết. Vì thế về mặt sản xuất lớn thì khuyến cáo là không nên phát triển. Tuy nhiên, nếu thấy có nhu cầu anh có thể trồng một số cây để đáp ứng cho các ngày tết là tốt nhất. Anh có thể liên hệ thêm về giống bưởi này theo địa chỉ tại hộ anh: Nguyễn Văn Sốt, ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre.
Một số thông tin cùng anh, chúc anh thành công .
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Vui lòng cho tôi hỏi.
Hiện tại, gia đình tôi có trồng nấm bào ngư.
Sau khi hái nấm, cắt gốc thì có thừa ra gốc (chân) nấm. Vì nấm thu hoạch mỗi ngày, nên lượng gốc nấm này cũng nhiều.
Xin tư vấn giúp tôi xem có thể dùng gốc nấm này vào việc gì không. Ngoài ra, khi trồng nấm, có thể kết hợp trồng hoặc chăn nuôi thêm gì nữa để tận dụng diện tích và không gian sử dụng không.
Chân thành cảm ơn.
Trả lời: Chào bạn
Trả lời câu hỏi của bạn như sau:a. Tận dụng chân nấm:
Tai nấm bào ngư Nhật gồm ba phần chính: mũ nấm, chân nấm và gốc chân nấm. Nấm bào ngư sau khi hái cắt phần gốc chân nấm bỏ, phần thân và mũ nấm đóng bao bì đưa tới nơi tiêu thụ.
Tùy từng thị trường tiêu thụ yêu cầu cắt bỏ phần chân nấm dài hay ngắn:
Nếu phần chân cắt bỏ ngắn gần vị trí màu đen có đính bào tử nấm, có thể tận dụng phần cắt bỏ này cho cá ăn (như cá Tai tượng…).
Nếu phần cắt bỏ tương đối dài bao gồm cả phần gốc màu đen và một phần thịt chân nấm, có thể tận dụng phần thịt chân nấm này để làm dưa chua nấm: Cách chế biến dưa chua:
Chân nấm vệ sinh sạch thái lát chần qua nước sôi 1000C 3-5 phút ( Trong nước chần bổ sung 1 ít acid citric hoặc nước chanh tươi) xả sạch luộc chín để nguội, ráo xếp nấm vào keo, hủ đựng nấm (bổ sung một ít ớt, tỏi thái lát) rót dung dịch nước dầm đun sôi để nguội vào keo ( trong nước dầm gồm có giấm: đường theo tỉ lệ 1:1). Đậy kín sau 3 ngày là có thể dùng được.
b. Kết hợp trồng nấm và chăn nuôi, trồng trọt:
Hiện nay có một số mô hình nuôi trồng nấm bào ngư kết hợp với sản xuất nông nghiệp, như:
Mô hình kết hợp trồng nấm nuôi cá tai tượng : Mô hình này hổ trợ lẫn nhau. Các ao cá giúp cho môi trường xung quanh mát mẽ thích hợp cho nấm phát triển đồng thời tận dụng gốc chân nấm làm thức ăn cho cá.
Mô hình trồng nấm kết hợp nuôi trồng gừng: Bịch phôi nấm sau khi thu hoạch xong được xử lý lấy bã thải để trồng gừng. Cách xử lý: Bã thải nấm làm tơi ra và ủ với nước vôi 5% trong 2 tuần. Sau đó trộn ủ với phân hữu cơ (phân gà, bò, dê….) khoảng 2 tuần có thể sử dụng trồng gừng. Áp dụng phương pháp trồng gừng trong bao cho kết quả tốt. Tận dụng bao xi măng bỏ hoặc bất cứ bao bố nào, cho bã thải nấm đã qua xử lý vào ½ bao, cấy gừng giống vào, gừng phát triển khá nhanh và cho nhiều củ trong bã thải nấm đạ được làm tơi xốp.
Trên đây là một vài ý kiến trao đổi.
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 33414252