
Đặt câu hỏi
ĐẶT CÂU HỎI
Nội dung hỏi đáp
DANH SÁCH CÂU HỎI
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: Em lên mạng vào trang Wed của Sở. Em thấy phòng Thanh tra thực hiện nhiều nhiệm vụ mà chỉ có 2 người. Cho em hỏi bên Sở có tuyển người nữa không. Em làm việc 2 năm cũng trực thuộc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương. Em quê ở Gò Công Đông. Huỳnh Hoàng Phúc.
Trả lời: Chào bạn!
Hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang không có nhu cầu tuyển dụng cán bộ, bạn có thể liên hệ với Sở Nội vụ để có thêm chi tiết. Chúc bạn thành công!
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: Bên Sở khoa học có phòng quản lý công nghệ và an toàn bức xạ không. Em làm ở Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trực thuộc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương. Em làm ở đây được 2 năm về lĩnh vực an toàn bức xạ. Em người Tiền Giang, quê ở huyện Gò Công Đông. Cho hỏi bên Sở có tuyển thêm người ko?
Trả lời: Chào bạn Phúc.
Sở KH&CN TG có Phòng Quản lý Công nghệ và Thông tin có chức năng quản lý ATBX trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện Sở đã đủ biên chế nên không tuyển thêm. Bạn có thể liên hệ Trung Tâm Kỹ thuật & Công nghệ sinh học trực thuộc Sở KH&CN TG xem có nhu cầu không. Địa chỉ Trung Tâm KT&CNSH: 128 Nguyễn Huệ, Phường 7 TP. Mỹ Tho, TG Điện thoại: 073 3872175
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: Chào anh/chị, Tôi muốn mở trang tại nuôi heo rừng thì tôi cần phải làm các thủ tục đăng ký gì và ở đâu? Tôi có thể đăng ký bằng cá nhân hay phải lập pháp nhân để đăng ký? Mong được sự giúp đỡ tận tình! Chào trân trọng!
Trả lời: Chào .
Để biết thông tin về thủ tục đăng ký mở trang trại chăn nuôi, xin bạn vui lòng liên hệ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện tại địa phương để biết thêm chi tiết. Chúc thành công.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: em hiện là sinh viên năm cuối trường đại học Nông Lâm TPHCM, vậy em có được đăng ký đề tài tốt ngiệp của em lên sở khoa học và công nghệ không?
Trả lời: Bạn Nguyễn Hoàng Trần Thụy Tường Vi thân mến!
- Theo khoảng 1, 2 điều 6 của Quyết định số: 20/2008/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký thực hiện đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
* Tổ chức phải có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ của đề tài, dự án. Một tổ chức đông thời chủ trì nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ phù hợp với lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ của tổ chức đó.
* Cá nhân phải tham gia hoạt động trong một tổ chức có tư cách pháp nhân.
* Cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn làm chủ nhiệm đề tài, dự án phải có chuyên môn cùng lĩnh vực khoa học công nghệ mà mình đăng ký, hoặc ngành mình quản lý, được làm việc ít nhất 3 năm trong lĩnh vực đó.
* Căn cứ những điểm trên thì bạn không đủ điều kiện để đăng ký đề tài tại Sở Khoa học & Công nghệ Tiền Giang. Bạn nên liên hệ với Văn phòng Khoa bạn đang theo học hoặc Phòng Quản lý Khoa học tại Trường bạn để tìm hiểu thông tin và sẽ có thầy cô hướng dẩn bạn. Một số ý trao đổi cùng bạn.
CHÚC BẠN LUÔN DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ LUÔN THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG CŨNG NHƯ TRONG HỌC TÂP!
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: xin cho hỏi .lúa nhà tôi để khô lai xuất hiện những con xâu mọt với số lượng rất nhiều.chúng ăn hết lúa.thế có cách nào diệt hết chúng không ạ? và càch phòng xâu mọt để mùa sau không bị nữa.tôi xin cảm ơn !
Trả lời: Bạn Trần Đình Phú thân mến!
Qua nội dung câu hỏi của Bạn chúng tôi có một số thông tin được trao đổi cùng Bạn về cách phòng trừ sâu mọt hại hạt lúa khô như sau:
Trong quá trình bảo quản, hạt lúa thường bị một số hiện tượng: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng... khi bị những hiện tượng trên, chất lượng của hạt lúa bị giảm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm giảm.
Để khắc phục và giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản và lưu thông, bà con cần áp dụng kỹ thuật cơ bản sau:
Thu hoạch:
Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nảy mầm, men mốc và nấm dễ phát triển làm cho lúa bị hư hoặc kém phẩm chất. Thông thường độ ẩm của hạt lúa khi mới thu hoạch từ 20-27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch, phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó mới tiếp tục xử lý. Tuỳ theo nhu cầu làm khô lúa để xay xát ngay hoặc để tồn trữ lâu dài hoặc để làm giống mà yêu cầu làm khô và công nghệ sấy khác nhau. Quá trình sấy phải làm sao để độ ẩm thoát ra từ từ nhằm đạt được độ ẩm mong muốn, đồng thời đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ trong hạt lúa so với bên ngoài là nhỏ nhất.
Độ ẩm an toàn của hạt lúa cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng hạt lúa, khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi hạt lúa có độ ẩm 13-14% có thể bảo quản được từ 2-3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của hạt lúa tốt nhất từ 12-12,5%. Độ ẩm hạt lúa, công nghệ sấy cũng ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi gạo và tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát là từ 13-14%.
Làm sạch:
Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại...) cũng như các tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ, có khi là phân gia súc...) lẫn vào khi tuốt.
Phân loại:
Loại bỏ các hạt xanh, lép, bị vỡ, tróc vỏ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt, làm trục... cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt điện, gió trời...). Chỉ nên đưa vào bảo quản những hạt lúa hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.
Làm khô:
Phương pháp phơi nhanh: Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới 400C, nhiệt đô trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60-700C, khi đó nhiệt độ hạt lúa có thể trên 500C và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ, khi xay xát tỷ lệ gạo bị gãy cao. Phơi theo cách này chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8-9 giờ sáng cho đến 4-5 giờ chiều trong 2-3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống, mỗi luống cao khoảng 10-15cm, rộng 40-50cm và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.
Phương pháp phơi lâu: Phương pháp này đòi hỏi tốn thời gian và lao động hơn nhưng gạo ít bị tấm hơn. Lúa được trải thành luống như cách trên nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút, các luống được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát, càng thoáng gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5-6 giờ/ngày cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ 4 độ ẩm của lúa đạt tiêu chuẩn để xay xát và bảo quản.
Ngoài ra lúa còn được làm khô bằng phương pháp nhân tạo như: sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấy bức xạ... Những phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.
Bảo quản:
Vỏ trấu có tác dụng hạn chế tác động ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và phần nào ngăn cản sự xâm nhiễm của côn trùng, men, mốc... đây là một ưu thế của hạt lúa trong bảo quản. Tuy vậy, quá trình bảo quản cũng chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Sau khi được phơi khô, quạt sạch thì lúa được đem chế biến, sử dụng ngay hay đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo hạt lúa không bị ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện tượng tự bốc nóng, không bị côn trùng, chuột tấn công.
Lúa sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất và cần được bảo quản thích hợp trong các dụng cụ như: chum, vại, bồ, bịch, thùng, phi, vựa, hòm, thùng gỗ, hòm tôn... để bảo quản trong các kho với không gian lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo lượng lúa cần bảo quản và được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản lúa.
Chúng tôi xin giới thiệu một số loại thuốc dùng để phòng trừ sâu mọt và xử lý kho để bảo quản hạt lúa:
- Gu chong jing 25 DP: Đây là loại thuốc thảo mộc 25% + Deltamethrin 0,024%, do Viện Bảo vệ thực vật sản xuất.
- Bathurin D 3 x 109 -5 x 109 bào tử/g (ml): Đây là loại thuốc vi sinh với tên hoạt chất là Bacillus thuringiesis var. tenebronionis do Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch, Hà Nội sản xuất.
- Sumithion 3 D với tên hoạt chất là Fenitrothion do Công ty Sumitomo Chemical Co., Ltd sản xuất.
Đây là các loại thuốc được sử dụng trong bảo quản hạt, khử trùng kho. Việc sử dụng nên tuân thủ theo hướng dẫn được ghi trên sản phẩm của thuốc.
Một số ý trao đổi cùng Bạn, chúc Bạn thành công.
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 33414252