Truy cập nội dung luôn
 
                                                     English Facebook RSS Hỏi đápSơ đồ cổng

Đặt câu hỏi Đặt câu hỏi

ĐẶT CÂU HỎI


Chuyên mục: *
Tiêu đề:*
Nội dung:*
Người hỏi:*
Địa chỉ:*
Email:
Điện thoại:*
Mã xác nhận:
Chữ để nhận dạng Tải lại ảnh số Tải lại ảnh số

Nội dung hỏi đáp Nội dung hỏi đáp

Tìm kiếm:
Chuyên mục
Đơn vị

DANH SÁCH CÂU HỎI

placeholder image Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang

placeholder image

Nội dung câu hỏi: Xin chào các Anh(Chị) của Sở khoa học và công nghệ tỉnh tiền giang. Gia đình tôi có gần 1 hecta trồng Sapo lồng mức gần 5 năm tuổi đang thời kì cho trái nhưng năng suất cũng như chất lượng trái chưa được cao. Tôi có đến Viện Nghiên Cứu Cây ăn Qủa Miền Nam để tìm tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sapo nhưng không có. Rất mong Sở khoa học và công nghệ tỉnh nhà hướng dẫn cho kỹ thuật trồng cây Sapo(Kỹ thuật bón phân,tỉa cành, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh...)để cho cây sapo đạt năng suất cao. Hoặc giới thiệu dùm tôi nơi bán tài liệu kỹ thuật trồng cây sapo lồng mức. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn!
Cây Sapo lồng mức của gia đình nhà bạn đã trồng được 5 năm, tức là cây đã vào thời kỳ kinh doanh nên có thể áp dụng một kỹ thật bón phân, tỉa cành và phòng trị sâu bệnh sau:
1. Phân bón 
Cây Sapo vào thời kỳ kinh doanh cần được bón cân đối đạm, lân, kali và trung vi lượng để đạt được năng suất, chất lượng nhằm duy trì sự ổn định lâu dài của cây. Cây Sapo ra hoa không chỉ một đợt trong năm như cây ăn trái khác mà ra hoa rất nhiều lần, do đó cần phải chia phân ra bón làm nhiều lần trong năm, sau mỗi đợt ra hoa và nuôi trái. Có thể sử dụng loại phân Đầu Trâu đang phổ biến hiện nay hoặc các loại phân khác co hàm lượng tương tự và lượng bón cho mỗi cây cụ thể như sau:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành tạo tán. Bón 40-60 kg phân chuồng 1,0-3,0 kg Đầu Trâu AT1.
- Lần 2: Sau khi bón phân đợt 1 khoảng 1 tháng bón 1,0-2,0 kg Đầu Trâu AT2 nuôi bông. Kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 007, khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
- Lần 3: Khi trái có đường kính 2-3 cm, bón 1,0-2,0 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu. Kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 009, khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
- Lần 4: Khi trái có đường kính 5-6 cm, bón 1,5-3,0 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu. Kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 009, khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
- Lần 5: Trước khi thu hoạch 1 tháng bón 40-50 kg hữu cơ hoai và 1,5-2,5 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu.
- Lần 6-10: Sau khi thu trái lần trước khoảng 1 tháng, bón 1,5-3,0 kg AT3 Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 009, khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày để nuôi trái đợt kế tiếp. Thông thường sapo có 5-6 đợt trái trong năm.
2. Tỉa cành, tạo tán
Nếu để tán thấp thì trong các năm đầu nên tỉa bớt ngọn, cắt bỏ các cành mọc thấp, xòe sát gần mặt đất, bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh và các cành nằm chen chúc trong tán giữa cây để giúp cây thông thoáng tập trung dinh dưỡng cho các cành khỏe, giảm được sâu hại.
Khi cây Sapo đã già cho năng suất thấp, quả nhỏ thì cần bỏ các cành già, để cây sẽ mọc được nhiều cành mới bổ sung và sẽ cho năng suất cao trong mùa tới. Việc cắt tỉa nên tiến hành vào thời kỳ thu hoạch trái xong để sau đó bón phân lại cho cây phát triển tiếp.
3. Một số sâu bệnh chính
- Rệp sáp và rầy mềm:  Đây là đối tượng khó phòng trừ nên phun xịt định kỳ 5-7 ngày/lần bằng các loại thuốc Trebon, Applaurd, Fenbis, Karate, Wofatox 0,1-0,2%, Bi 58 0,1-0,2%, Suprathion.
- Ruồi hại quả: Phòng trừ là thu hoạch trái trước khi chín, thu nhặt trái bị hại gom lại trộn với vôi đem chôn, sử dụng Wofatox 0,1-0,2% để phun trừ. Dùng chất dẫn dụ Metyleugenol trộn với thuốc sát trùng hoặc dùng Vizubon D để diệt ruồi.
- Sâu đục trái: Tiêu hủy tất cả trái bị sâu mùa trước còn sót lại, tránh lây lan cho mùa sau. Dùng các loại thuốc sau để phun định kỳ 2 tuần/lần: Karate, Cyper Alpha…. 
- Bọ đục cành:  Tìm đường đục trên cây rồi dùng bông gòn tẩm thuốc trừ sâu (Karate, Basudin…) nhét vào rồi bơm nước cho thấm vào để diệt. Tránh gây thương tích trên thân và cành tạo đường xâm nhập chop bù xè.
- Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Do nấm Cephaleurus canescens gây ra. Phòng trừ bằng thuốc gốc đồng (hỗn hợp Bordeaux, oxy clorua đồng, Copper zinc...) phun lên cây vào sáng sớm.
- Bệnh đốm lá: Do nấm Phaeophleospora indica gây ra. Phòng trừ bằng việc phun thuốc Copper zinc 0,3% hay Mancozeb 0,25%.
Trên đây là ý kiến của Sở Khoa học và Công nghệ. Chúc gia đình bạn có vụ mùa bội thu.
 

Ngày gửi: 2013-08-29 00:00:00 - Email:tranhoaiduong1988@gmail.com

placeholder image Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang

placeholder image

Nội dung câu hỏi: hiện nay công ty em đang muốn đầu tư công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Tân Hương. để thực hiện việc này công ty phải có chức năng và giấy phép hoạt động trong lĩnh vực XL CT Nguy hại - Vì vậy, rất mong quý cơ quan tư vấn giúp thủ tục thực hiện việc này như thế nào ?! để em có thể nhanh chóng xúc tiến trong thời gian sớm nhất có thể

Trả lời: Chào bạn! Câu hỏi của bạn không thuộc phạm vi quản lý của Sở KH&CN. Bạn có thể liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để có thông tin chi tiết hơn. Địa chỉ: Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang. Số 11, Lê Lợi, Phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Điện thoại: 073. 3872475 – 073. 3882319 Fax: 073. 3878404. Email: stnmt@tiengiang.gov.vn

Ngày gửi: 2013-07-05 00:00:00 - Email:khanhvan0402@gmail.com

placeholder image Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang

placeholder image

Nội dung câu hỏi: cho tôi hỏi,tôi thấy nhiều nơi có thành lập tổ hợp tác nhãn thì cách thức như thế nào và cần những điều kiên gì?đặc câu hỏi lần 2 về sợ khoa học

Trả lời: Chào bạn!

Nội dung câu hỏi của bạn không thuộc phạm vi quản lí của Sở KH&CN, bạn có thể liên hệ với Liên minh Hợp tác xã Tiền Giang để biết thông tin chính xác.

- Địa chỉ: 28 Trần Quốc Toản, phường 7, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

-Điện thoại: (073)3873550 – Fax: (073) 975370

- Email: tiengiang@vietnamcoop.org    ;    lmhtx@tiengiang.gov.vn

Ngày gửi: 2013-05-01 00:00:00 - Email:nmquan 578 @ yahoo.com

placeholder image Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang

placeholder image

Nội dung câu hỏi: Em vừa mới trống được 600 cây cam sành vào tháng 10 âm lịch. Hiên nay thì cây cam đã có cây có 1 cơi đọt là đa số , có cây cũng có 2 cơi dọt cũng có cây thì chưa ra cơi nào cũng có 1 số ít thui vì mấy cây đó có lá quá nhỏ ko lớn nổi. Diên tích trồng là khoảng 1m2 1 cây.

Cây cam của em khi ra tược non thường bị màu vàng giống như bị cháy nắng ko có màu xanh. khi được khoảng 15 ngày thì cũng xanh giống như lá già có màu xanh đậm. Lá cây cam có cây lá thì to, có cây chỗ cơi đọt điều từ dưới lên dọt luôn nhưng bị lá nhỏ. Em đã bón phân DAP 18-46-0 Philipphin và lân nhiễn, Urê theo tỷ lê  2kg DAP- 1kg Lan nhien-0,5 ure.

Bây giờ em xin nhờ cán bộ chuyên viên có ai hiểu biết về lĩnh vực này xin cho e hỏi và giúp đỡ cho e làm thế nào để:

+ Ra tượt non cây cam một cách đồng điều để em dễ chăm sóc xử lý bệnh.

+ Xin hướng dẫn cách bón phân hợp lý cho vườn cam của em.

+ Lá cây cam của e như vậy là bị bệnh gì và xin hướng dẫn cách xử lý.  +Cách bón phân tiếp theo như thế nào là hợp lý và cây 1 năm tuổi thì bón phân ra sao.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn! Sở KH&CN trả lời các ý của bạn như sau: 1. Ra tượt non đồng loạt Với cây trồng nói chung và với cây cam sành nói riêng, việc xử lý ra tượt non đồng loạt trong thời kỳ cây con, không phải là việc dễ làm. Có nhiều nghiên cứu về sử dụng phân bón, xiết nước và kể cả sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhưng kết quả để cho cây cam sành ra tượt đồng loạt không theo mong muốn. Muốn phòng ngừa bệnh có hiệu quả, thì trên lĩnh vực kỹ thuật chúng tôi khuyên bạn quản lý bệnh là chủ yếu. Nên thăm vườn thường xuyên, khi thấy có bệnh trên cây mới xử lý (nên xử lý theo phương pháp 4 đúng: Đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách) 2. Cách bón phân Trong liều lượng và cách bón không nói rõ là với bao nhiêu phân đó bạn bón cho 600 cây cam hay là bón cho từng cây. Mặc khác, do tình trạng đất của Cái Bè nói riêng và của cả đồng bằng sông Cửu Long nói chung, hiện nay đang bị bạc hóa trầm trọng, do vậy bạn cần sử dụng phân chuồng cho cây khi trồng cây con. Bạn có thể tham khảo liều lượng phân cho cây cam sành như sau: *Thời kỳ cây còn nhỏ: Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba: cây cam cần bón đủ lượng phân đạm, lân và kali để giúp cây phát triển cành nhánh. Nếu trong thời kỳ này cây ra nhiều hoa trái thì nên tỉa bớt để tập trung dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón cho mỗi gốc trong một năm có thể như sau: - Năm thứ nhất và thứ hai: Khoảng 0,1- 0,3kg urea + 0,3- 0,6kg lân + 0,2-0,3kg kali/cây/năm. Chia làm 3 lần bón trong năm, bằng cách pha vào nước để tưới cho từng gốc, kết hợp 20 kg phân chuồng/cây - Năm thứ ba: 0,2-0,3 kg urea + 0,4- 0,6kg lân + 0,3kg kali + 30-40kg phân chuồng. Rãi xung quanh gốc, đấp đất khô lên rồi tưới cho phân tan và ngấm dần xuống đất. *Thời kỳ cho trái: Từ năm thứ tư trở đi: cần gia tăng phân kali để cho trái ngọt và chắc. Tuỳ theo độ màu mỡ của đất, độ lớn của cây và sản lượng trái mà lượng phân có thể gia giảm như sau: 0,4-0,5 kg urea + 0,6-1,2 kg lân + 0,4 kg kali/cây/năm và 30- 50 kg phân chuồng. Được chia làm 3 lần bón: - Sau khi thu hoạch: bón toàn bộ lân + 1/3 urea + 1/3kali - Trước khi ra hoa từ 4-6 tuần: bón 1/3 urea + 1/3 kali - Giai đoạn nuôi trái:bón 1/3 urea + 1/3 kali( Ở những vùng đất cao nên dùng phân sulfat kali) 3. Lá cây cam của bạn như vậy là bị bệnh gì và cách xử lý: Theo mô tả như vậy thì cây cam của bạn bị thiếu đạm (N), thiếu đạm thì có biểu hiện vàng lá ở đọt non, cây phát triển kém, lá không đồng đều. Bạn nên bón phân như hướng dẫn phần trên, nên chú trọng đến phân chuồng. Chúc bạn thành công!

Ngày gửi: 2013-03-01 00:00:00 - Email:maivvanh@gmail.com

placeholder image Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang

placeholder image

Nội dung câu hỏi: Tôi tìm hiểu và nhận thấy mô hình trồng nấm rơm trong nhà phủ nilon kín phù hợp với điều kiện hạn hẹp về vốn hiện tại của bản thân. Xin được hỏi hiện tại trung tâm có hỗ trợ kỹ thuật cho mô hình này không? Tôi đã tìm hiểu nhiều tài liệu trên mạng và tham quan 1 mô hình thực tế, nhưng vẫn chưa tự tin lắm, vì bản thân không có kinh nghiệm về nông nghiệp nói chung, và kinh nghiệm về nấm hạn chế. Nếu có thể, tôi mong muốn được hỗ trợ kỹ thuật tận nơi (tôi hiện đang ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM); xin cho biết về chi phí hỗ trợ. Hoặc nếu có 1 lớp học kết hợp với thực tập (cầm tay chỉ việc) tại 1 mô hình thực tế, tôi xin được đăng ký tham gia. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Hiện nay Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng và Dịch Vụ Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang đang sản xuất meo giống nấm các loại. Cung cấp bịch phôi nuôi trồng nấm bào ngư, nấm Linh Chi cho các hộ nông dân ở trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó Trung Tâm còn tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc nấm ăn và nấm dược liệu cho bà con nông dân có nhu cầu.
Hiện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng và Dịch Vụ Khoa học Công Nghệ chưa có kế hoạch mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng nấm nhưng Trung Tâm có thể hướng dẫn anh tham quan thực tế mô hình trồng nấm rơm trong nhà tại Thị Xã Gò Công (miễn phí) khi có đợt nuôi trồng.
Về kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trong nhà, chúng tôi xin chia sẽ với anh một số thông tin như sau:

KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ
1. Xử lý nguyên liệu
 Rơm rạ khô có chất lượng tốt, lượng rơm tối thiểu trong một đống ủ từ 300kg rơm khô trở lên.
 Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi đá có pH = 12 – 13 (3,5kg vôi đá có chất lượng tốt pha được 1m3 nước, xử lý 1 tấn rơm khô cần 25-30 kg vôi đã tôi).
 Rơm khô sau khi làm ướt trong nước vôi đánh thành đống ủ.
+ Đáy của đống rơm ủ nên có kệ. Chiều cao đống ủ 1,5m, chiều rộng 1,5m, chiều dài = 1,5 - 1,8m.
+ Cột thông khí đặt ở tâm đống ủ.
+ Dùng nylon quấn xung quanh đống ủ, nhưng để hở chân và đỉnh đống ủ. Thời gian ủ đống dài hay ngắn tuỳ vào độ cứng nguyên liệu. Thông thường là từ 8-14 ngày.
 Đảo đống ủ.
+ Điều chỉnh độ ẩm.
+ Tạo độ xốp, giải phóng khí độc trong quá trình ủ.
+ Làm chín nguyên liệu, giúp nguyên liệu vô trùng.
Cách làm:
• Bước 1: Dùng vòi phun tưới xung quanh đống ủ.
• Bước 2: Vỡ đống ủ, giũ tơi và chia làm 2 phần:
+ Phần 1: Nguyên liệu ở bề mặt xung quanh đống ủ.
+ Phần 2: Nguyên liệu giữa đống ủ.
Rũ tơi và để nguội nguyên liệu, sau đó điều chỉnh độ ẩm cho toàn bộ nguyên liệu phía ngoài. Kiểm tra độ ẩm bằng cách lấy 1 nắm rơm vắt mạnh, nước nhỏ ra thanh từng giọt là vừa.
Ủ lại: toàn bộ nguyên liệu ở phần trong đống ủ được rũ tơi và đưa xuống đáy đống ủ. Toàn bộ phần nguyên liệu lớp vỏ được rũ tơi và cho vào ruột. Khi ủ lại kết cấu đống ủ hoàn toàn như đống ủ ban đầu chỉ khác ta không đứng giẫm lên đống ủ. Thời gian ủ kéo dài thêm 3-5 ngày.
Chú ý: Trước khi đảo đống ủ dùng nhiệt độ kế để đo nhiệt độ trong đống ủ.
+ Nhiệt độ bên trong đống ủ > 66oC.
+ Nguyên liệu rơm có màu đỏ là tốt.
2. Mô hình trồng nấm rơm trong nhà – trồng dưới đất
 Nhà trồng nấm rơm liên tục, trước khi đem vào làm đợt nấm mới phải được xử lý qua formol trước 1 tuần (Pha formol 0,5% tưới xuống nền đất), sau đó pha nước vôi đặc tưới xuống nền nhà hoặc quét lên hệ thống kệ.
 Mặt bằng: trung bình 1 tấn nguyên liệu cần 70m2. Trước khi đưa nguyên liệu vào phải vệ sinh khu vực nuôi trồng bằng nước vôi hoặc formol và thuốc diệt côn trùng.
 Nguyên liệu: Rơm sau khi ủ rũ tơi, điều chỉnh lại độ ẩm.
 Giống: Có chất lượng tốt là giống có mật độ sợi tơ nấm phân bố đồng đều, có xuất hiện bào tử nâu đỏ sau khi tơ ăn kín đáy bịch, không có mùi chua, hôi và không có màu đen, xanh, vàng...Meo nấm rơm đúng tuổi là meo giống có tơ ăn kín đáy bịch được 2 ngày và thời hạn sử dụng kéo dài không quá 5 ngày trong điều kiện bình thường.
Khuôn lớn:
+ Kích thước: Bề rộng đáy dưới 0,4m.
+ Bề rộng đáy trên 0,3m.
+ Chiều dài đáy dưới 1,2m.
+ Chiều dài đáy trên 1,1m.
+ Chiều cao 0,35 – 0,4m.

Hình 1: Mô hình trồng nấm rơm trong nhà – trồng duới đất
- Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc nấm và tiết kiệm diện tích. Trải một lớp rơm đã ủ vào khuôn dày 10-12cm. cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 4-5cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng meo đều khắp trên bề mặt mô (lớp thứ 4). Mỗi lớp meo cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh thành khuôn.
- Trung bình một tấn rơm khô trồng được trên dưới 70-75 mô nấm, như vậy sẽ đảm bảo độ nén vừa phải.
 Trong 3-5 ngày đầu không cần tưới nước, dùng nylon cắt lổ phủ lên mô nấm. Trong thời gian đó ta theo dõi nhiệt độ trong mô nấm: Nhiệt độ 35-40oC là tốt, nếu nhiệt độ > 42oC thì lột bỏ lớp nylon ra vài giờ, khi nhiệt độ hạ xuống 35oC thì phủ nylon lại.
 Từ ngày thứ 7 trở đi, nếu thấy tơ nấm phủ như màng nhện, lột bỏ nylon và dùng bình tưới phun sương vào mô nấm để rơm đạt độ ẩm như ban đầu. Chú ý phải tưới nước khéo, nếu tưới mạnh dễ làm sợi nấm bị tổn thương, ảnh hưởng đến năng suất.
 Đến ngày thứ 7-8 bắt đầu xuất hiện nấm con, 3-4 ngày sau nấm lớn rất nhanh to bằng quả táo, quả trứng, để thêm vài tiếng có thể nở thành dù.
 Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2-3 lần/ngày.
 Nếu tưới nhiều nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ.
3. Mô hình trồng nấm rơm trong nhà – trồng trên kệ
Diện tích nhà trồng nấm rơm thường được xây dựng không nên quá lớn (thường 4 x 4m hoặc 4 x 6m). Vách xung quanh được quấn kín bằng nylon để có nhiệt độ cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của tơ giống nấm. Mái nhà thường lợp bằng lá hay tole, nylon được phủ trên khoảng giữa nóc nhà và kệ nấm trong giai đoạn ươm sợi. Kệ nấm được thiết kế hình chữ nhật nhiều tầng (hình 2). Ngang 15cm, cao 50cm cho 1 tầng.
Khuôn nhỏ:
+ Chiều dài khuôn: 0,25m.
+ Chiều rộng khuôn: 0,15m.
+ Chiều cao khuôn: 0,15m.

Hình 2: Mô hình trồng nấm rơm trong nhà – trồng trên kệ
- Khuôn nhỏ: Giống được cấy ở hai đầu, sau đó được gói lại thành bánh bằng nylon.
Bảy ngày đầu mô nấm được quấn trong tấm nylon và được chất chồng lên nhau từ 3-5 lớp. Từ ngày thứ 7 trở đi, thấy tơ nấm phủ đều mô rơm, tháo nylon và chất chồng lên kệ từ 3-4 lớp. Ngày mở nylon không nên tưới ngay, để hôm sau dùng bình phun tưới nhẹ như trồng trên khuôn lớn.
4. Phương pháp chăm sóc và thu hái
 Cách hái:
+ Cố định xung quanh khu vực nguyên liệu có tai nấm định hái.
+ Thu hái quả thể nấm phải hái hết chân. Trường hợp quả thể mọc từng cụm, hái cả cụm nấm rồi bốc chân. Tuyệt đối không để chân nấm còn sót lại trên mô. Nấm được cắt chân và đưa vào dụng cụ đựng thông thoáng. Mô nấm sau khi thu hái để 3 – 4 giờ sau mới tưới phun sương mù nhẹ để quả thể nhỏ phát triển.
 Thời gian thu hái đợt I chiếm 70 – 80% tổng sản lượng thu hoạch. Sản lượng nấm trung bình 5 - 15% khối lượng nguyên liệu khô.
Khi kết thúc hái nấm đợt I thì những nấm có chất lượng kém và chân nấm được vệ sinh thật sạch. Ngừng tưới nước 2-3 ngày để phần ngoài mô nấm được se khô. Sau 2 ngày tiến hành chăm sóc trở lại bằng cách tưới phun sương mù nhiều lần trong ngày để lượng nước thấm dần vào bên trong sao cho độ ẩm mô duy trì như lúc đầu. Những ngày chăm sóc tiếp theo giống như chăm sóc đợt I.
Để có được kỳ nuôi trồng thành công anh cần một số lưu ý như sau:
- Chất lượng nguyên liệu phải tốt
- Chất lượng meo giống tốt
- Nhiệt độ thận lợi
- Ẩm độ phù hợp
* Nếu anh muốn tiềm hiểu sâu hơn về kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà. Anh có thể liên hệ trực tiếp đến Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng và Dịch Vụ Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang. Điện thọai: 0733.857 576 – anh Huỳnh Văn Hiền 0988 176 089

Ngày gửi: 2013-02-03 00:00:00 - Email:cuongvh3@gmail.com

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

VĂN BẢN ĐIỆN TỬ VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

HỆ THỐNG VĂN BẢN HỆ THỐNG VĂN BẢN

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Dịch vụ công trực tuyến

CSDL Quốc gia về TTHC

Thông tin quy hoạch

Quy hoạch tổng thể

Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch xây dựng

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp

Quy hoạch ngành

Quy hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên

Quy hoạch thu gom, xử lý chất thải

Báo cáo thống kê

Báo cáo kinh tế - xã hội

Số liệu thống kê

Niên giám thống kê

Thông tin cần biết

Giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Thông tin thời tiết

Giá cả thị trường

Công khai tài chính ngân sách

Thông tin thị trường xuất khẩu

Sàn giao dịch điện tử

Chuyển đổi số

Thông tin đầu mối tiếp nhận thông báo sự cố an toàn thông tin mạng

Công khai hiện trạng sử dụng đất

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường

Đầu tư, mua sắm công

Thông tin đấu giá - đấu thầu

Dự thảo báo cáo đề xuất danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Thông báo tuyển dụng

Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

Số điện thoại đường dây nóng xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại

Địa chỉ hỗ trợ doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Slideshow Image 1

LIÊN KẾT LIÊN KẾT

THỐNG KÊ THỐNG KÊ

  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 33414252

// ]]>