
Đặt câu hỏi
ĐẶT CÂU HỎI
Nội dung hỏi đáp
DANH SÁCH CÂU HỎI
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Các nhà khoa học kính mến!
Tôi xin hỏi một vấn đề như sau:
Ô nhiễm rau hiện nay đang là một vấn đề đáng quan tâm của mọi người, hằng ngày, giờ... đang diễn ra có biết bao nhiêu vụ ngộ độc thức ăn do vấn đề ô nhiêm trong quá trình sản xuất rau trồng.
Tôi biết nguyên nhân ô nhiễm rau trồng có thể có rát nhiều nguyên do khác nhau, nhưng tôi muốn hỏi: Nguyên nhân có từ trong đất đã ảnh hưởng như thế nào đến rau trồng, hay nói cách khác là: nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng có liên quan đến đất là gì? và biện pháp khắc phục như thế nào?''
kính mong được sự giúo đở của các nhà khoa học
Tôi xin chân thành cám ơn và mong nhận được câu trả lời sớm nhất.
Trả lời: Chị Hạnh Dung thân mến!
Qua nội dung câu hỏi của Chị, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin để trao đổi cùng Chị:
1/. Nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng có liên quan đến đất là gì?: Trước tiên ta cần phân biệt đất và nguồn gây ô nhiễm là 2 vế khác nhau nhưng lại có liên quan mật thiết với nhau, vì đất là nơi chứa đựng hay nói cách khác là nơi tồn trữ tất cả những gì mà thiên nhiên và con người ban tặng cho nó.Vì thế bản thân của đất không gây ra ô nhiễm mà do các tác động từ bên ngoài mang đến làm cho đất bị ô nhiễm. Còn rau bị ô nhiễm là do các nguyên nhân sau:
Rau bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV):
* Nguyên nhân: Vì lợi nhuận trước mắt cũng như tập quán sử dụng nông dược mà người sản xuất không quan tâm hoặc lờ đi các qui định về liều lượng, mật độ sử dụng, thời gian cách ly an toàn đối với thuốc BVTV.
Rau bị ô nhiễm do tồn dư Nitrat:
*Nguyên nhân: Do việc sử dụng không hợp lý liều lượng, tỉ lệ phân đạm trong tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ bón cho cây; cách bón không đúng, chạy theo lợi nhuận; tưới nước có hàm lượng NO3- rữa trôi cao đã dẫn tới tình trạng tồn dư NO3- vượt ngưỡng cho phép nhiều lần trên các sản phẩm rau.
Rau bị ô nhiễm do tồn dư kim loại nặng:
* Nguyên nhân: Trong suốt quá trình sống, cây luôn hấp thụ và tích luỹ kim loại nặng cũng như là các khoáng đa lượng khác. Nhiều nông dược và phân bón (đặc biệt là phân lân); khí thải từ các nhà máy hoá chất, phân bón, khu công nghiệp; nước thải của bệnh viện, của khu dân cư;..đều ít nhiều chứa các kim loại nặng. Nếu chúng không được xử lý triệt để, khi chảy và tích tụ xuống các nguồn nước, thì đây sẽ trở thành hiểm hoạ nếu nông dân lấy lên để tưới rau. Và về lâu dài, khi mà rau đã tích luỹ đủ nhiều, thì người tiêu dùng sẽ gánh lấy hậu quả khi ăn phải rau bị nhiễm kim loại nặng.
Rau bị ô nhiễm do chứa vi sinh vật gây hại:
*Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nguồn nước mặt bị ô nhiễm nhất là nước thải từ chăn nuôi và tập quán sử dụng phân bắc, phân hữu cơ chưa được ủ thật hoai... Kết quả phân tích của Viện Thổ nhưỡng nông hoá Quốc gia cho thấy: trong 1 g phân bắc tươi có khoảng 92.500 vi khuẩn E.coli, 138.000 Feacalcoli, ngoài ra còn có Coliform,..Theo kết quả của Trường Đại học Y khoa Hà Nội thì có khoảng 12.685 trứng giun đũa và 177 trứng giun móc/g phân tươi,..Và tất cả các mẫu đất được bón phân bắc đều có trứng giun nhiều hơn những mẫu đối chứng (không bón).
2/. Biện pháp khắc phục: Để khắc phục các nguyên nhân trên, các cơ quan chức trách cần nhanh chóng kiểm tra và đình chỉ việc mua bán các loại nông dược thuộc nhóm đã bị cấm sử dụng. Đồng thời thường xuyên bổ sung thuốc mới vào phổ thuốc đã xác lập. Mặt khác, cán bộ kĩ thuật ở cơ sở phải tích cực triển khai có hiệu quả biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) và gấp rút xây dựng các qui trình canh tác rau an toàn đến người dân để sản xuất sản phẩm rau hợp vệ sinh hơn.
- Nông dân phải thường xuyên theo dõi diễn biến về tình hình dịch hại để kịp thời ứng phó có hiệu quả và kinh tế. Khi thật sự cần có sự can thiệp bằng nông dược thì bà con nên sử dụng các loại thuốc được phép sử dụng, tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và cũng không nên sử dụng thường xuyên một loại thuốc để phòng trừ dịch hại nào đó (ví dễ làm tăng tính kháng của dịch hại).
- Bón cân đối các loại phân vô cơ N, P, K. Riêng phân N thì cần bón vừa phải, đúng lúc và không được bón gần lúc thu hoạch;
- Chỉ dùng phân chuồng, phân hữu cơ khi đã được ủ hoai mục và phân hữu cơ vi sinh của các đơn vị được phép sản xuất;
- Người sản xuất nên chọn đất trồng rau một cách cẩn thận. Đất trồng phải xa nguồn nước thải, chất thải, nhà máy (hoá chất), khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa đường quốc lộ.
- Nơi trồng rau phải chủ động được nguồn nước sạch để tưới tiêu. Trong điều kiện hiện nay thì chúng ta có thể dùng nước sông, nước ao hồ sạch. Tuyệt đối không dùng nước thải, nước cống rãnh,..để tưới hoặc rữa rau sau thu hoạch.
- Để giảm thiểu tác động xấu đến đất trồng và môi trường xung quanh, khi cần dùng phân bắc, bà con nên ủ thật hoai (ít nhất là 30 ngày). Ngoài ra, chúng ta còn phải hết sức chú ý đến nguồn nước tưới cho cây trồng, sao cho mật số vi sinh vật gây hại trong đó càng ít càng tốt.
Một số ý trao đổi cùng Chị, chúc Chị thành công./.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: 1. Tại sao tôm có kích thước nhỏ tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn trên tôm có kích thước lớn?
2. Cỡ post có vai trò như thế nào trong qua trinh thả nuôiTrả lời: Chào.
Đề nghị bạn cho biết tên, địa chỉ cụ thể rõ ràng hơn.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: Tôi đang ở Bến Tre có xem qua trang Web của So Khoa Hoc Cong Nghe Tien Giang về vấn đề nuôi Nhím của anh Đặng Minh Mẫn ở ấp Long Hưng - Xã Long An - Châu Thành - Tiền Giang. Tôi thấy đây là một mô hình tốt và đang có nhu cầu mua Nhím giống về nuôi. Kính nhờ So Khoa Hoc Cong Nghe Tien Giang cung cấp số điện thoại của trại nhím anh Mẫn và các trại nhím khác trong tỉnh để tôi có thể liên hệ mua Nhím giống và phát triển chăn nuôi ở tỉnh nhà.
Trả lời: Chào.
Hiện chúng tôi chỉ có 2 địa chỉ trong tỉnh Tiền Giang:- Phạm Quốc Hùng ở ấp 5, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho
- Đặng Minh Mẫn ở ấp Long Hưng, xã Long An huyện Châu Thành.
Muốn biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Chi cục Thú y Tiền Giang, số 133, đường Lý Thường Kiệt, Phường 5 Tp. Mỹ Tho; Điện thoại: 073.873462, Fax: 073.873478.
Chúc bạn thành công.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Nội dung câu hỏi: Xin cho biết tôi cần liên hệ với cơ quan nào để được hướng dẫn về việc xây dựng một nhà máy xấy lúa. Xin cám ơn.
Trả lời: Chào.
Để tiện cung cấp thông tin: - Anh muốn biết cơ quan hướng dẫn về thủ tục, hổ sơ thành lập nhà máy hay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt thiết bị, ... - Anh cho biết đầu đủ: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email để chúng tôi tiện liên hệ.
Sở Khoa Học Công Nghệ Tiền Giang
Em là Ty ở Zen Plaza. Khách hàng của bên em hỏi thăm 1 số thông tin liên quan đến sơri. Chi xem & cho em thông tin giúp. Có một số thông tin hôm trước em đã hỏi, tóm tắt lại giúp em. Cám ơn.
1. Sơri được trồng tập trung ở tỉnh nào tại Việt Nam?
2. Diện tích trồng cây sơri?
3. Sản lượng hàng năm là bao nhiêu?
4. Có thu hoạch theo mùa vụ không? Vụ chính là tháng nào?
5. Hình thức, cách thức thu hoạch như thế nào?
6. Hiện nay mặt hàng đã xuất khẩu chưa?
7. Hình thức xuất khẩu sơri dưới dạng nào? (tươi, đông lạnh, chiết xuất, mứt, rượu...)
8. Danh sách những công ty co kinh nghiệm thu mua xuất khẩu mặt hàng rau quả
9. Qui trình xử lý hàng trước khi xuất khẩu
10. Qui trình đóng gói, các loại hóa chất (nếu có) dùng trong quá trình nuôi trồng và đóng gói
11. Những giấy phép, tiêu chuẩn để được xuất khẩu
12. Danh sách những công ty có khả năng chiết xuất Vitamin C từ sơri
Trả lời: Kính gửi Anh Tý, Chi Kiều Anh!
1. Sơri được tập trung trồng ở vùng Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang - Việt Nam.
2. Diện tích trồng cho đến thời điểm năm 2008 là 580 ha;
3. Sản lượng hàng năm đạt từ 15.000-20.000 tấn;
4. Sơri cho thu hoạch quanh năm, không theo mùa vụ;
5. Hình thức, cách thức thu hoạch: hái bằng tay, cho vào sô và chuyển đến Hợp tác xã;
6. Hiện nay mặt hàng này đã được xuất khẩu từ năm 2006;
7. Hình thức xuất khẩu dưới dạng tươi, nước cô đặc và purée;
8. Danh sách những Công ty có kinh nghiệm thu mua xuất khẩu mặt hàng rau quả:
- Công ty Cổ phần Rau quả Long Định
- Công ty TNHH Thịnh Phát
9. Quy trình xử lý hàng trước khi xuất khẩu:
- Bộ phận KCS kiểm tra lại một số chỉ tiêu cơ bản về hoá lý, vi sinh của sản phẩm
10. Hiện tại các loại trái cây dặc sản của tỉnh Tiền Giang (thanh long Chợ Gạo, xoài cát Hòa Lộc, khóm Tân Lập, sơri Gò Công, vú sữa Lò Rèn,... đã và đang được triển khai sản xuất theo hướng GAP, đặc biệt vú sữa Lò Rèn đã đạt được tiêu chuẩn GlobalGAP vào tháng 4/2008)
11. Giấy phép xuất khẩu, tiêu chuẩn xuất khẩu được thực hiện theo quy định hiện hành
Trên đây là một số thông tin để Anh Ty, Chị Kiều Anh tham khảo, cảm ơn nhiều.
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
THỐNG KÊ
  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 33414252