Truy cập nội dung luôn
 
                                                     English Facebook RSS Hỏi đápSơ đồ cổng

Chi tiết tin

Mứt cổ truyền - Đậm đà hương vị ngày Tết
16/01/2023 - Lượt xem: 745

Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên những món mứt đầy ắp ngọt ngào. Những món mứt tuy dân dã, nhưng rất thơm ngon, hấp dẫn, không thể thiếu ở mỗi gia đình trong ngày Tết cổ truyền. Bởi đó chính là tinh hoa của hương vị ngày Tết.

Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên những món mứt đầy ắp ngọt ngào. Những món mứt tuy dân dã, nhưng rất thơm ngon, hấp dẫn, không thể thiếu ở mỗi gia đình trong ngày Tết cổ truyền. Bởi đó chính là tinh hoa của hương vị ngày Tết.


Cô Phạm Thị Lương (bìa trái) tất bật chuẩn bị mứt chuối để kịp giao hàng.

Đến với ấp Hậu Hòa, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, gia đình Phạm Thị Lương lại tất bật làm món mứt chuối dân dã... Công việc này không chỉ giúp gia đình cô Lương có thêm nguồn thu nhập mà còn góp phần gìn giữ hương vị Tết cổ truyền của dân tộc.

Việc làm mứt Tết của gia đình cô Lương khởi động từ rất sớm, khoảng vào tháng 11 âm lịch. Cô Lương thường làm những loại bánh mứt quen thuộc như: Mứt chuối, bánh khoai mì nướng, bánh da lợn... Cô gắn bó với nghề làm các món mứt truyền thống này đã hơn 10 năm. Các công đoạn làm mứt đều bằng thủ công. Cô Lương chia sẻ: "Dịp Tết cô thường làm mứt chuối. Mỗi ngày gia đình cô làm bình quân hơn 07 - 10 kg. Ngày thường thì ai đặt cô đều làm. Cũng nhờ làm bánh, mứt mà cô có thêm thu nhập nuôi các con khôn lớn". 

 Còn đó những người luôn tìm cách giữ lửa, giữ hương cho Tết với các loại mứt mộc mạc, dân dã. Cuộc sống hiện đại với nhiều món ngon, mứt lạ. Song những món mứt mang hương vị truyền thống thì vẫn gắn bó lâu bền với người Việt, nhất là trong dịp Tết đến, Xuân về. Chính họ đã và đang góp phần giữ mãi hồn Việt cho thế hệ hôm nay và mai sau. Sự ngọt ngào của đường sên với những thứ nguyên liệu tươi ngon tạo nên hương vị ngọt, bùi, chua, cay của các loại mứt Tết. Những mùi hương ấy vừa nghe đã thấy Tết cổ truyền đang đến thật gần, để ai cũng thèm lắm cái Tết sum vầy bên gia đình, bè bạn...

Mứt Tết không khó làm, chỉ cần khéo léo, tỉ mỉ ở mỗi khâu. Tùy vào nguyên liệu, khẩu vị, sở thích của từng người, từng gia đình mà công thức tẩm ướp, chế biến khác nhau. Trong các loại mứt Tết, có lẽ thông dụng nhất là mứt dừa. Nguyên liệu sẵn có, dễ chế biến và hương vị được nhiều lứa tuổi ưa chuộng.

Chị Nguyễn Thị Kim Tuyến, Phường 4, thị xã Cai Lậy chỉ mới gắn bó với mứt truyền thống vài năm, nhưng chị rất tâm huyết. Chị Tuyến bộc bạch: "Lúc nhỏ cũng thấy mẹ làm mứt đừa, mứt me, mứt chuối…, tôi rất thích cũng mài mò học theo. Nhưng lớn lên do việc học, đi làm, có gia đình không thể thực hiện niềm yêu thích của mình. Mấy năm gần đây, công việc may gia công ổn định, tôi bắt đầu làm các loại mứt truyền thống. Gia đình tôi luôn động viên nhau cố gắng giữ nghề làm mứt truyền thống này, đặt biệt là mứt dừa non và mứt chuối, mứt dẻo làm từ đu đủ".

Theo chị Tuyến, để có được mẻ mứt dừa ngon, đầu tiên phải chọn cơm dừa thích hợp. Muốn ăn mứt dừa giòn thì chọn cơm dừa hơi già, muốn ăn mứt dừa dẻo mềm thì chọn cơm dừa non. Tuy nhiên, nên chọn cơm dừa không quá cứng, cũng không quá mềm. Bởi, cơm dừa cứng quá, mứt dừa sẽ bị "xảm", còn mềm thì sên đường không thấm, dễ bị gãy.

Sau khi chọn được loại cơm dừa hợp ý, tách cơm dừa ra, gọt bỏ phần màu nâu bên ngoài, cắt sợi dài hoặc miếng vừa ăn (không quá dày cũng không quá mỏng). Cơm dừa rửa sạch, để ráo nước, đem sên với đường. Đến khi lượng nước đường trong chảo sền sệt thì hạ nhỏ lửa, đảo liên tục để tạo phấn bám trên sợi dừa. Tiếp tục sên cho đến khi sợi dừa khô, dẻo là hoàn thành món mứt dừa.

Đặc biệt, chị Tuyến còn sáng tạo làm ra món mứt dừa hình bông rất đẹp mắt. Chị Tuyến chia sẻ: Mứt dừa hình bông các công đoạn sẽ công phu và thời gian chế biến cũng lâu hơn. Nhưng khi mứt dừa thành phẩm được mọi người yêu thích lựa chọn bản thân cảm thấy vui và có động lực để thực hiện niềm yêu thích và gắn bó lâu dài với món mứt truyền thống này.

Ngoài ra, có thể thêm màu lá dứa, lá cẩm, trái gấc… hoặc thêm sữa đặc để làm mới màu sắc và tăng hương vị, độ béo ngọt của mứt dừa. Trung bình, khoảng 04kg cơm dừa trộn cùng 02kg đường, sau khi chế biến sẽ được 03kg mứt dừa thành phẩm.

Khéo tay hay làm, những người phụ nữ thôn quê như cô Lương, chị Tuyến đã góp thêm hương vị ngọt ngào cho nhiều gia đình trong những ngày Tết quê hương. Bánh, mứt truyền thống của ông, bà xưa sáng tạo ra mãi mãi vẫn giữ được hương vị thơm lừng, ngọt ngào, vị trí trong lòng người dân đất Việt.

Lê Phương

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Hệ thống văn bản Hệ thống văn bản

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

LIÊN KẾT LIÊN KẾT

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập:
// ]]>