Truy cập nội dung luôn
 
                                                     English Facebook RSS Hỏi đápSơ đồ cổng

Chi tiết tin

Xã Thanh Bình: Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
16/04/2025 - Lượt xem: 101

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững được xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo chủ động hướng dẫn, vận động người dân thực hiện, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở phát huy lợi thế vốn có của địa phương, nâng cao giá trị canh tác và thu nhập cho nông dân, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững. 

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững được xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo chủ động hướng dẫn, vận động người dân thực hiện, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở phát huy lợi thế vốn có của địa phương, nâng cao giá trị canh tác và thu nhập cho nông dân, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững. 


Nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xác định sản xuất nông nghiệp là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hàng năm, xã Thanh Bình đều xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng bền vững.

Theo đó, để tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Ủy ban nhân dân (UBND) xã chỉ đạo ngành, đoàn thể căn cứ vào điều kiện tự nhiên để tuyên truyền, định hướng người dân phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp. Hàng năm, xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo, Hội Nông dân tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân. Qua đó, người dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, hiệu quả; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch và phát triển rõ rệt, đời sống Nhân dân được nâng lên. Bên cạnh đó, xã cũng đẩy mạnh việc liên kết sản xuất gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân...

Ông Lê Anh Thủy, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết: Kinh tế của xã Thanh Bình chủ yếu là nông nghiệp. Hiện tại, xã có 709,2 ha cây thanh long, trong đó diện tích đang cho trái 650,30 ha; 289,5 ha cây dừa; 94,48 ha cây bưởi; gần 60 ha rau màu như các loại cây ngắn ngày, như: cây bắp: 0,9 ha, ngò gai: 14,48 ha, đậu bắp: 0,8 ha, dưa leo, khổ qua... Về lĩnh vực chăn nuôi, đàn heo hiện có 1.431 con; đàn bò 1878 con; gia cầm 302.700 con; vịt trên có 6.500 con, chủ yếu là các hộ nuôi vịt thương phẩm cung cấp cho hợp tác xã giết mổ gia cầm.

Trên địa bàn xã Thanh Bình còn có 4 hộ nuôi động vật hoang dã "cầy vòi hương" số lượng 14 con, 15 hộ nuôi yến đã được cấp phép đăng ký. Về thủy sản có khoảng 5,5 ha; trong đó: diện tích nuôi cá 4,5 ha, diện tích nuôi thủy sản khác 1 ha.


Cô Võ Thị Gấm, ấp Trường Xuân A tận dụng diện tích đất trống để làm chuồng và trồng thêm cỏ để nuôi bò.

Qua thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Thanh Bình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính đất của mình. Hiện xã Thanh Bình là một trong 2 xã của huyện không còn hộ nghèo và chỉ còn 1 hộ cận nghèo. Hiện tại, hộ khá, giàu của xã chiếm trên 75%; thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 73 triệu đồng/người/năm. Khi đời sống vật chất được cải thiện, người dân đã quan tâm, chú trọng hơn đến nâng cao chất lượng cuộc sống; 100% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 97,6%; 99% hộ dân sử dụng nước đạt chuẩn.

Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho rằng: Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền bà con đẩy mạnh chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả sang các mô hình đạt tiêu chuẩn cao như: hỗ trợ Nhân dân mạnh dạn trồng các loại cây ăn trái, rau màu, chú trọng phát triển các loại giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh việc tạo điều kiện hỗ trợ bà con tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, chúng tôi cũng chủ động đề xuất và phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống để nông dân áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất…

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xã Thanh Bình đang đi đúng hướng và mang lại hiệu quả tích cực. Đây là tiền đề để người dân trong xã tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân...

Sớm Mai

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Hệ thống văn bản Hệ thống văn bản

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

LIÊN KẾT LIÊN KẾT

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập:
// ]]>