
Chi tiết tin
Hai cây bồ đề buông rễ ôm toàn bộ ngôi đình là một trong những nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của Đình Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Hơn 100 năm qua, dù qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng các giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đình này vẫn còn vẹn nguyên cho đến hôm nay. Ngày nay, đình Tân Đông được xem là một trong những địa điểm thu hút, đón khách tham quan, du lịch nổi tiếng ở huyện Gò Công Đông.
Hai cây bồ đề buông rễ ôm toàn bộ ngôi đình là một trong những nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của Đình Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Hơn 100 năm qua, dù qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng các giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đình này vẫn còn vẹn nguyên cho đến hôm nay. Ngày nay, đình Tân Đông được xem là một trong những địa điểm thu hút, đón khách tham quan, du lịch nổi tiếng ở huyện Gò Công Đông.
![]() Hai cây bồ đề buông rễ ôm toàn bộ ngôi đình là một trong những nét độc đáo của Đình Tân Đông. |
Theo nhiều tài liệu sử sách ghi lại, Đình Tân Đông hay còn gọi là Đình Gò Táo, tọa lạc tại ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, được xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1901. Trong giai đoạn đầu, đình được xây dựng với quy mô nhỏ, chưa đầy 100m2, tại vị trí Miếu Ông ấp Gò Táo hiện nay. Khi mới lập, Đình có tên gọi là Đình làng Tân Niên Đông, thuộc Tổng Hòa Lạc Thượng, tỉnh Gò Công. Năm 1904, do sức tàn phá của cơn bão năm Thìn, ngôi đình gần 03 năm tuổi lúc bấy giờ đã bị hư hại nặng. Đến năm 1905, một vị hào phú trong làng đã hiến đất, tiền của và nhờ sự đóng góp của Nhân dân, ngôi đình đã được dời về địa điểm mới, cách vị trí cũ khoảng 01km. Tháng 4/1979, địa danh xã Tân Niên Đông được đổi tên thành xã Tân Đông, từ đó đến nay ngôi đình được gọi là Đình Tân Đông.
Sau hai năm xây dựng, từ 1905 đến năm 1907, đình được xây hoàn chỉnh với diện tích là 538m2. Đình được xây dựng theo kiểu chữ Tam, trước Đình có một bức bình phong cao 1,5m, hai bên có hai miếu thờ Thổ thần và Ngũ hành. Bàn thờ Thần Nông quay mặt vào trong Đình. Nơi đây được Nhân dân địa phương thờ Thành Hoàng làng, hay còn gọi là Thành Hoàng Bổn Cảnh, nhằm tôn kính, ghi ơn những bật tiền hiền đã có công mở cõi.
Theo nhiều vị cao niên trong làng, trước đây, Đình Tân Đông là khu kiến trúc phức hợp, độc đáo gồm Võ ca, Đình chánh, Nhà khói. Mặt tiền của Đình là năm cửa vòm theo kiểu châu Âu, gian giữa cửa lớn, các gian bên nhỏ. Vòm cửa giữa được đắp hình cuốn thư nhỏ, đề 1907. Phần Võ ca gồm hai gian ba chái cột gỗ, mái lợp ngói âm dương. Đối diện với kiến trúc này là bệ thờ lớn, có hai chữ Thần Nông, hai bên tả hữu có miếu thờ Thổ thần và Ngũ hành; trước đây, Võ ca là nơi diễn ra hát bội. Ở khu vực gian giữa là bệ thờ cổ (Đình chánh) được cất theo kiểu tứ trụ, nhà rường cột cao 5,5m, trên đó có chữ Thần được viết bằng sơn vàng trên nền đỏ, bốn góc là bốn chữ Tiền vãng, Hậu vãng, hai gian biên thờ Tả ban, Hữu ban. Khu vực nhà khói trước đây là nơi để nấu ăn mỗi lần diễn ra các dịp cúng đình.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Đình Tân Đông bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều lần được Nhân dân đóng góp công sức, tiền của trùng tu và sửa chữa.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Đình Tân Đông là nơi tổ chức hội họp của cán bộ cách mạng, nhằm đưa ra các quyết sách để lãnh đạo kháng chiến. Còn trong đoạn kháng chiến chống Mỹ, Mỹ - Ngụy đã dùng nơi đây làm nơi giam cầm, trấn áp những người tham gia cách mạng.
Sau giải phóng, do sự tàn phá của chiến tranh, Đình trở nên hoang tàn không ai hương khói, dọn dẹp. Khoảng năm 1986, khi gian Võ ca bị hư, để trống một không gian phía trước, lúc này có ba cây bồ đề con, mọc trên mặt trước của Đình chánh, hai cây mọc ở hai gốc và một cây mọc ở giữa. Sau đó, những người chơi kiểng cảnh đã bứng lấy đi một cây ở gốc bên phải, còn lại hai cây, lớn rất nhanh, buông rể chạy dài bám theo vách tường và kèo, cột, góp phần nâng đỡ cho ngôi đình không bị đỗ sập. Hai cây bồ đề mọc từ trên xuống, theo năm tháng, buông những chùm rễ lớn nhỏ, tạo thêm nét đẹp cổ kín cho ngôi đình, thu hút nhiều khách thập phương đến chiêm ngưỡng, làm phim và chụp ảnh lưu niệm.
Năm 2010, Đình Tân Đông được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Qua nhiều lần khảo sát, đến khoảng năm 2020, Đình Tân Đông được trùng tu, tôn tạo với kinh phí khoảng 2,6 tỷ đồng.
Hàng năm, Đình Tân Đông có 4 lệ cúng: 16 tháng 2 âm lịch cúng kỳ yên; 16 tháng 5 âm lịch cúng hạ điền; 16 tháng 8 âm lịch cúng thượng điền; 16 tháng 11 âm lịch cúng cầu bông. Tất cả 4 lệ cúng, người dân đều gởi gắm tâm nguyện cầu quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
“Với những giá trị lịch sử, kiến trúc độc đáo, Đình Tân Đông là niềm tự hào của người dân xã nhà. Chính quyền và Nhân dân xã Tân Đông đã cùng nhau góp công, góp sức bảo vệ và phát huy các giá trị của ngôi đình, đặc biệt là tổ chức tốt 04 lệ cúng đình hàng năm”, anh Nguyễn Văn Bền cho biết |
V. Phương







HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Dự án mời gọi đầu tư
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |