Truy cập nội dung luôn
 
                                                     English Facebook RSS Hỏi đápSơ đồ cổng

Chi tiết tin

Triển khai thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
06/06/2025 - Lượt xem: 168

​Thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 03/6/2025 triển khai Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 03/6/2025 triển khai Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo Kế hoạch, mục tiêu cụ thể là thúc đẩy phát triển du lịch Tiền Giang trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Năm 2025 phấn đấu cụ thể: Tổng lượt khách du lịch đạt 2.250.000 lượt, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2024, khách quốc tế đạt 750.000 lượt, khách nội địa đạt 1.500.000 lượt, doanh thu trực tiếp từ khách du lịch đạt 1.700 tỷ đồng; đáp ứng yêu cầu phát triển tăng tốc, bứt phá của ngành Du lịch, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ gồm có:

- Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch, chủ động triển khai Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 và những năm tiếp theo: Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Tiền Giang gắn với hình ảnh "Tiền Giang - Nơi cuối nguồn MeKong". Kết hợp sử dụng nguồn lực của Nhà nước, huy động hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin truyền thông, tạo đột phá trong hoạt động xúc tiến quảng bá thị trường trong nước, kết hợp với nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh nhận thức về vai trò, vị trí của ngành Du lịch. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long; nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối phát triển du lịch liên vùng; phát huy vai trò liên kết để xây dựng nên những sản phẩm hấp dẫn, độc đáo của từng địa phương, đảm bảo thống nhất cùng phát triển bền vững.

- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch: Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực, uy tín, kinh nghiệm về lĩnh vực du lịch và có trách nhiệm với môi trường tham gia đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các khu du lịch cấp tỉnh, cấp quốc gia, các dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm. Tăng cường liên kết để phát huy hiệu quả thế mạnh, lợi thế khác biệt, nổi trội của từng địa phương, từng vùng trong phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng: tăng cường kết nối sản phẩm với thị trường, chú trọng gia tăng giá trị thương hiệu sản phẩm du lịch. Thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch, tiêu dùng du lịch gắn với các sản phẩm du lịch là thế mạnh của tỉnh.

- Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch: Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch; phát triển du lịch thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu và quản lý tài nguyên du lịch. Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách. Khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư du lịch có trách nhiệm theo hướng đầu tư xanh và bền vững, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh để thúc đẩy xu hướng tiêu dùng du lịch xanh. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh. Tăng cường hoạt động truyền thông, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Phối hợp hướng dẫn khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các điểm đến du lịch và thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền ứng xử văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; khuyến khích khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh. Tăng cường quản lý điểm đến, kiểm soát sức chứa tại khu, điểm du lịch và bảo vệ môi trường du lịch; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch và môi trường điểm đến du lịch; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để tạo môi trường du lịch đồng bộ, an toàn, văn minh và thân thiện.

Ngọc Anh

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Hệ thống văn bản Hệ thống văn bản

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

LIÊN KẾT LIÊN KẾT

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập:
// ]]>