
Chi tiết tin
Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc (nơi chiếm hơn 97% kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam) đang giảm mạnh nhu cầu, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang khuyến nghị người dân tăng cường quản lý chất lượng trái sầu riêng xuất khẩu, doanh nghiệp cần chuyển hướng sang con đường phát triển bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.
Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc (nơi chiếm hơn 97% kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam) đang giảm mạnh nhu cầu, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang khuyến nghị người dân tăng cường quản lý chất lượng trái sầu riêng xuất khẩu, doanh nghiệp cần chuyển hướng sang con đường phát triển bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.
![]() |
Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 24.500 ha sầu riêng tập trung ở các huyện, thị xã vùng kiểm soát lũ phía Tây: huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, thị xã Cai Lậy; trong đó có trên 16.000 ha đang cho thu hoạch, sản lượng mỗi năm trên 320.000 tấn trái. Sầu riêng Tiền Giang chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, hàng năm mang lại cho địa phương một nguồn lợi kinh tế quan trọng.
Tuy vậy, gần đây có một thực tế là việc xuất khẩu sầu riêng gặp nhiều khó khăn do một số lô sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc từ Thái Lan bị phát hiện có chất vàng O ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Giá sầu riêng do vậy có lúc giảm sâu.
Trước tình hình trên, nhằm đảm bảo chất lượng trái sầu riêng Tiền Giang xuất khẩu, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang cùng các ngành hữu quan chủ động đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hóa nói chung, trái sầu riêng địa phương nói riêng đi các nước, nhất là hướng đến thị trường Trung Quốc.
Ông Lưu Văn Phi, Giám đốc Sở Công Thương trao đổi: Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu, làm hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và chúng tôi cũng đã có xử phạt một số doanh nghiệp, khuyến cáo một số doanh nghiệp phải thay đổi cách làm. Việc kiểm tra dư lượng chất Cadimi, chất vàng O ở trái sầu riêng là có diễn ra ở các doanh nghiệp. Vì vậy, ngành chức năng khuyến cáo các doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định và sử dụng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phải đúng theo quy định.
Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng khuyến cáo nông dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng cần đặc biệt quan tâm tuân thủ quy trình canh tác sạch, an toàn theo hướng GAP, thu hoạch đúng thời điểm đảm bảo chất lượng trái sầu riêng khi đưa ra thị trường.
![]() Nông dân chăm sóc sầu riêng tại xã Mỹ Tân. |
Nhằm bảo đảm xuất khẩu trái sầu riêng ổn định và bền vững, ngành chức năng phối hợp các địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn xin cấp mã số vùng trồng và giám sát chặt chẽ. Ông Ngô Thành Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè cho biết: Về lâu dài, chúng tôi cũng có quy hoạch và liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã để làm mã số vùng trồng để làm như thế nào để đầu ra của nông sản làm ra từ cây sầu riêng cũng như các loại ăn trái khác ổn định về mặt giá cả; đồng thời phải có biện pháp canh tác phù hợp và đưa tập huấn khoa học - kỹ thuật nông nghiệp để hướng dẫn bà con như thế nào cho bền vững, an toàn về thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời bảo đảm cách ly thu hoạch cho bảo đảm thuốc bảo vệ thực vật để đầu ra có chất lượng cũng như an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, tỉnh Tiền Giang tăng cường quản lý chất lượng đầu vào, từ quá trình trồng, thâm canh, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế, đóng gói sầu riêng xuất khẩu; chấn chỉnh ngay những hạn chế, tồn tại trong hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung, đặc biệt là trái sầu riêng trước cảnh báo từ nước nhập khẩu về sử dụng chất cấm trong sản phẩm xuất khẩu.
Hữu Chí







THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP



LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập: