
Chi tiết tin
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang vừa phê duyệt quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang vừa phê duyệt quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tỉnh Tiền Giang quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao với diện tích 20.787/42.233 ha diện tích sản xuất lúa của toàn tỉnh. Cụ thể, tại huyện Cái Bè được quy hoạch vùng trồng lúa năng suất chất lượng cao với diện tích 580 ha; huyện Cai Lậy có 4.557 ha, huyện Châu Thành 295 ha; thị xã Cai Lậy 2.317ha; huyện Tân Phước 5.575 ha; huyện Gò Công Tây 4.528 ha; huyện Gò Công Đông 2.336 ha; thành phố Gò Công 599 ha… Riêng 3 đơn vị là thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Tân Phú Đông không quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao.
![]() Tỉnh Tiền Giang đã quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao. |
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Tiền Giang chủ trì phối hợp với các địa phương triển khai, hướng dẫn thực hiện. UBND huyện, thành, thị triển khai, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn triển khai quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao đến các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã đăng ký tham gia Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Đề án) với diện tích 29.500 ha. Đề án triển khai tại 7 huyện, thị, thành của tỉnh gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và thành phố Gò Công.
Để triển khai Đề án hiệu quả, thời gian qua, tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án. Đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp - Bộ NN&MT rà soát, đề xuất danh mục đầu tư "Dự án Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho sản xuất lúa các bon thấp vùng ĐBSCL, vay vốn WB, tỉnh Tiền Giang" trên cơ sở nguồn vốn đã được phân bổ. Tổng nguồn vốn đề xuất cho toàn dự án là hơn 481 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn với các nội dung: Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp; quy trình quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn; sản xuất lúa "1 phải, 5 giảm", ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ… Sở NN&MT tỉnh Tiền Giang và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về cung cấp sản phẩm, dịch vụ Agribank cho khách hàng thuộc Đề án.
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai thực hiện 3 mô hình "Thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang" trong vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025 tại xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông; xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây; xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè với quy mô 51ha/48 hộ tham gia. Theo đánh giá của Sở NN&MT, việc áp dụng quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp giúp giảm sâu bệnh hại, giảm 3 lần phun/vụ. Về hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất trung bình của 3 mô hình là 18,39 triệu đồng/ha, thấp hơn ruộng đối chứng ngoài mô hình 3,477 triệu đồng/ha. Tổng thu trung bình 47,565 triệu đồng/ha, lợi nhuận 29,175 triệu đồng/ha. Lợi nhuận tăng thêm so với ngoài mô hình là hơn 5,5 triệu đồng/ha.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Tiền Giang chủ trì phối hợp với các địa phương triển khai, hướng dẫn thực hiện. UBND huyện, thành, thị triển khai, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn triển khai quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao đến các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã đăng ký tham gia Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Đề án) với diện tích 29.500 ha. Đề án triển khai tại 7 huyện, thị, thành của tỉnh gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và thành phố Gò Công.
Để triển khai Đề án hiệu quả, thời gian qua, tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án. Đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp - Bộ NN&MT rà soát, đề xuất danh mục đầu tư "Dự án Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho sản xuất lúa các bon thấp vùng ĐBSCL, vay vốn WB, tỉnh Tiền Giang" trên cơ sở nguồn vốn đã được phân bổ. Tổng nguồn vốn đề xuất cho toàn dự án là hơn 481 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn với các nội dung: Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp; quy trình quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn; sản xuất lúa "1 phải, 5 giảm", ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ… Sở NN&MT tỉnh Tiền Giang và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về cung cấp sản phẩm, dịch vụ Agribank cho khách hàng thuộc Đề án.
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai thực hiện 3 mô hình "Thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang" trong vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025 tại xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông; xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây; xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè với quy mô 51ha/48 hộ tham gia. Theo đánh giá của Sở NN&MT, việc áp dụng quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp giúp giảm sâu bệnh hại, giảm 3 lần phun/vụ. Về hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất trung bình của 3 mô hình là 18,39 triệu đồng/ha, thấp hơn ruộng đối chứng ngoài mô hình 3,477 triệu đồng/ha. Tổng thu trung bình 47,565 triệu đồng/ha, lợi nhuận 29,175 triệu đồng/ha. Lợi nhuận tăng thêm so với ngoài mô hình là hơn 5,5 triệu đồng/ha.
T. Đạt







THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP



LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập: