
Chi tiết tin
Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng tạo sức lan tỏa sâu rộng. Ngày càng có nhiều sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, chất lượng, mẫu mã, thương hiệu và thị trường ngày càng được mở rộng và nâng lên
Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng tạo sức lan tỏa sâu rộng. Ngày càng có nhiều sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, chất lượng, mẫu mã, thương hiệu và thị trường ngày càng được mở rộng và nâng lên.
![]() Tỉnh Tiền Giang đang tập trung phát triển mới các sản phẩm OCOP. |
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, công tác đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP tại tỉnh Tiền Giang đã được triển khai tích cực. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 350 sản phẩm OCOP gồm: 1 sản phẩm 5 sao (Trà trái mãng cầu xiêm Vĩnh Phát); 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (Điểm du lịch Trại rắn Đồng Tâm và 16 sản phẩm socola đang hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương); 82 sản phẩm 4 sao (trong đó có 14 sản phẩm đã đánh giá cấp huyện chờ đánh giá cấp tỉnh) và 250 sản phẩm 3 sao với tổng số 165 chủ thể tham gia (31 hợp tác xã, 54 doanh nghiệp và 80 hộ sản xuất - kinh doanh).
Trong lĩnh vực du lịch, hiện tỉnh có 6 điểm du lịch đạt sản phẩm OCOP, gồm 2 điểm đạt 4 sao (Điểm tham quan du lịch Nhà cổ Ba Đức và Điểm du lịch Trại rắn Đồng Tâm) và 04 điểm đạt OCOP 3 sao (Điểm du lịch Vườn lan Thảo Nguyên, Điểm du lịch sinh thái nhà vườn Nam bộ Làng Tre Cái Bè, Điểm du lịch Vườn Xanh - tham quan, trải nghiệm mô hình sinh thái cá Koi gắn với dịch vụ ăn uống, giải khát và Khu du lịch sinh thái Trung Kiên). Sở NN&MT cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đã phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn điểm du lịch Trại rắn Đồng Tâm thực hiện các tiêu chí để định hướng đề xuất Trung ương đánh giá, công nhận 5 sao về dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Theo Sở NN&MT, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá Chương trình OCOP sâu rộng hơn, đặc biệt tại cấp xã. Mục tiêu là làm rõ quyền lợi và trách nhiệm của chủ thể khi tham gia chương trình, giúp họ hiểu rõ giá trị và sự khác biệt của sản phẩm OCOP. Đồng thời, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo để nâng cao hiểu biết về Chương trình OCOP cho cán bộ địa phương và các chủ thể tham gia. Một trong những nội dung quan trọng là hỗ trợ, cập nhật thông tin sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử Tiền Giang, sàn buudien.vn và các sàn thương mại điện tử khác.
Tỉnh sẽ thực hiện công tác đánh giá, công nhận sản phẩm mới. Trong đó, tập trung tư vấn hỗ trợ phát triển sản phẩm mới, ưu tiên phát triển sản phẩm truyền thống và lợi thế của địa phương. Song song đó, các sở, ngành sẽ hướng dẫn chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia chương trình, đảm bảo đủ điều kiện tham gia đánh giá sản phẩm OCOP; tư vấn hỗ trợ nâng hạng sao cho các sản phẩm đã được công nhận, giúp khắc phục khó khăn trong việc đạt được xếp hạng cao theo bảng đánh giá mới; hướng dẫn đánh giá lại các sản phẩm hết hạn, sắp hết hạn.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, bao gồm đào tạo nâng cao năng lực, hỗ trợ liên kết, tư vấn phát triển sản phẩm và thương hiệu. Trong đó, chú trọng nâng cấp các sản phẩm đã được công nhận OCOP để khẳng định chất lượng, giá trị và thương hiệu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại hóa sản phẩm OCOP; tăng cường kiểm tra việc thực hiện tiêu chí của các chủ thể OCOP và hậu kiểm các sản phẩm OCOP đã được công nhận; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ khoa học - công nghệ về nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP...
Anh Thư







THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP



LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập: