
Chi tiết tin
Nằm trong vùng Ngọt hóa Gò Công, huyện Gò Công Tây có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp với diện tích đất trồng lúa khoảng 8.000 ha, trồng cây lâu năm trên 4.370 ha, trồng rau màu thực phẩm gần 5.400 ha. Trong những năm gần đây, địa phương tích cực chuyển đổi sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, giải quyết đầu vào và đầu ra cho nông sản hàng hóa, nông dân an tâm ổn định cuộc sống và an cư lạc nghiệp.
Nằm trong vùng Ngọt hóa Gò Công, huyện Gò Công Tây có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp với diện tích đất trồng lúa khoảng 8.000 ha, trồng cây lâu năm trên 4.370 ha, trồng rau màu thực phẩm gần 5.400 ha. Trong những năm gần đây, địa phương tích cực chuyển đổi sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, giải quyết đầu vào và đầu ra cho nông sản hàng hóa, nông dân an tâm ổn định cuộc sống và an cư lạc nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết số 07/2019/NQ-HDND, huyện đã triển khai 07 dự án/kế hoạch liên kết sản xuất trên cây lúa, dừa và bưởi có quy mô trên 157 ha. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ đất trồng lúa và ngân sách địa phương, huyện Gò Công Tây đã giải ngân trên 879 triệu đồng cho 07 dự án/kế hoạch liên kết sản xuất đã được phê duyệt trong các năm 2020 và 2021. Đồng thời, đang chờ Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí nguồn ngân sách Trung ương từ nguồn vốn nông thôn mới cho các dự án/kế hoạch liên kết sản xuất trên cây rau, dự kiến trên 617 triệu đồng.
Bên cạnh đó, địa phương đang triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới trên các cây trồng chủ lực. Điển hình như các mô hình đậu nành rau, bắp rau tại xã Đồng Thạnh. Huyện cũng triển khai mô hình trồng bắp có quy mô 20 ha tại 04 xã Thạnh Nhựt, Bình Nhì, Yên Luông, Long Vĩnh; mô hình dừa có quy mô 35 ha tại xã Thạnh Nhựt và Vĩnh Hựu; mô hình trồng lúa ứng dụng công nghệ cao có quy mô 750 ha…
Thực hiện Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông đến năm 2025, huyện Gò Công Tây cũng đã chuyển đổi hàng chục ngàn ha đất trồng lúa sang các cây trồng khác, chủ yếu cây ăn trái, trồng màu, cỏ chăn nuôi...
Trong năm 2023, huyện tiếp tục đăng ký mô hình sản xuất VietGAP trên các cây trồng chủ lực là bưởi da xanh, dưa hấu, lúa tại 04 xã trọng điểm, gồm: Thạnh Nhựt, Bình Nhì, Bình Phú và Bình Tân.
Minh Trí







HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Dự án mời gọi đầu tư
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |