Truy cập nội dung luôn
 
                                                     English Facebook RSS Hỏi đápSơ đồ cổng

Chi tiết tin

Chú trọng tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, giúp tăng giá trị sản phẩm
25/05/2025 - Lượt xem: 513

​Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang, thực hiện triển khai Kế hoạch 1584/KH-SNN&PTNT ngày 28/4/2022 về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang, thực hiện triển khai Kế hoạch 1584/KH-SNN&PTNT ngày 28/4/2022 về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu.


Trồng rau ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

Ở lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Tiền Giang tập trung triển khai xây dựng dự án vùng sản xuất lúa công nghệ cao, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa giống chất lượng cao, nhân giống lúa chất lượng cao, ứng dụng máy cấy kết hợp vùi phân bón… giúp năng sất bình quân tăng, giảm chi phí sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tỉnh Tiền Giang đã đăng ký tham gia Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh với diện tích 29.500 ha. Đề án triển khai tại 7 huyện, thị, thành của tỉnh, gồm: huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Tân Phước, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và thành phố Gò Công.

Ngành Nông nghiệp của tỉnh đã xây dựng 6 hệ thống giám sát sâu rầy thông minh đã được lắp đặt tại các vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh. Từ đó, việc thống kê, theo dõi số lượng côn trùng vào đèn mỗi ngày (đặc biệt là rầy nâu) được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng việc truy cập vào phần mềm ứng dụng. Các hộ nông dân lấy đó làm cơ sở thực tiễn để bố trí lịch thời vụ xuống giống nhằm né rầy đạt hiệu quả.

Đối với ngành hàng chủ lực trái cây với gần 83.000 ha vườn trồng cây ăn trái cho sản lượng mỗi năm khoảng 1,6 triệu tấn trái cây các loại, người trồng đã ứng dụng đạt hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, sử dụng phân hữu cơ, công nghệ tưới tiết kiệm nước, sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại…

Tỉnh Tiền Giang hiện có 100% diện tích sầu riêng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước giúp dễ dàng điều chỉnh vùng tưới, lượng nước, thời gian tưới theo từng thời điểm sinh trưởng, phát triển của cây, hạn chế lãng phí nước tưới. Đặc biệt, trong tình hình hạn, mặn xâm nhập trong mùa khô năm nay, công nghệ tưới tiết kiệm nước đã phát huy hiệu quả trong cung cấp nước, phục vụ tưới tiêu cho vùng chuyên canh rau màu, chuyên canh thanh long ở phía Đông cũng như vùng chuyên canh sầu riêng ở các huyện phía Tây của Tiền Giang.

Ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Thạnh (xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây) chia sẻ: Nhờ áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước nên trong mùa khô năm 2024 cũng như mùa khô, mặn xâm nhập năm 2025, hợp tác xã chủ động được nguồn nước cho vùng nguyên liệu sản xuất, đảm bảo cung ứng đủ rau màu thực phẩm cho thị trường. Hiệu quả từ việc áp dụng chuyển đổi số mang lại hiệu quả thiết thực cho xã viên, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị của chuỗi sản phẩm ngành rau màu.

Đến tháng 5/2025, tỉnh Tiền Giang đã ứng dụng truy xuất nguồn gốc, cấp 466 mã số vùng trồng cây ăn trái với diện tích gần 28.406 ha cùng các chủng loại cây trồng gồm: thanh long, sầu riêng, mít, xoài, vú sữa, dưa hấu, bưởi, chôm chôm, nhãn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng có 323 cơ sở đóng gói được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia...

Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang đã đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, hướng dẫn, khuyến khích nông dân đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử. Trong 4 tháng đầu năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; hướng dẫn, giới thiệu chủ thể OCOP tham gia vào các sàn thương mại điện tử như: Voso.vn, Ocop247.vn, Postmart.vn, sendo.vn, htx.cooplink.com.vn, ketnoiocop.vn,... Đến nay, tỉnh Tiền Giang có 215/351 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Ông Trần Hoàng Nhật Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang cho biết: Trong tương lai, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động; nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường cũng như giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng. Trong đó, tập trung thực hiện trọng tâm định hướng sản xuất nông nghiệp theo các nội dung lớn gồm: phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp; tập trung vận hành, ứng dụng các hệ thống dữ liệu của ngành nhằm cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai… phục vụ sản xuất.

Hữu Chí

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Hệ thống văn bản Hệ thống văn bản

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

LIÊN KẾT LIÊN KẾT

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập:
// ]]>