Truy cập nội dung luôn
 
                                                     English Facebook RSS Hỏi đápSơ đồ cổng

Chi tiết tin

Cẩn trọng khi phát triển "nóng" cây sầu riêng. Bài cuối: Không chạy theo phong trào
13/03/2023 - Lượt xem: 210

Việc trồng sầu riêng ồ ạt, tự phát đang đứng trước nhiều rủi ro, nhất là những khu vực chưa đảm bảo hạ tầng thủy lợi. Do đó, xác định vùng chuyển đổi phù hợp, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ đang là vấn đề mấu chốt hiện nay.

Bài 1: Khởi sắc từ xuất khẩu chính ngạch

Bài 2: Ào ạt trồng sầu riêng

Việc trồng sầu riêng ồ ạt, tự phát đang đứng trước nhiều rủi ro, nhất là những khu vực chưa đảm bảo hạ tầng thủy lợi. Do đó, xác định vùng chuyển đổi phù hợp, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ đang là vấn đề mấu chốt hiện nay.

*Tiềm ẩn rủi ro


Nâng cao chất lượng trái sầu riêng và chú trọng xây dựng MSVT là định hướng ngành Nông nghiệp hướng tới.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc trồng cây theo phong trào đã mang đến cho nông dân nhiều bài học xương máu. Gần đây nhất là bài học về việc ồ ạt trồng mít Thái. Do đó, việc phát triển "nóng" cây sầu riêng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt thích ứng và thị trường. Trong đó, việc chuyển đổi tự phát ngoài quy hoạch, hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc trồng cây ăn trái đang dấy lên lo ngại về khả năng thích ứng của loại cây này.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) với sự gia tăng nhanh diện tích như hiện nay, sầu riêng cũng đứng trước các nguy ý cơ "cung vượt cầu". Thị trường tiêu thụ khó khăn do phụ thuộc vào Trung Quốc, được mùa mất giá... như các ngành hàng khác trong thời gian vừa qua (thanh long, mít...). Lo ngại nhất là sự chuyển đổi sang trồng sầu riêng tại những vùng có điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong sản xuất như: Cây không sinh trưởng tốt; chất lượng trái không đảm bảo... người dân khó thu hồi vốn trong khi chi phí đầu tư cho cây sầu riêng là rất lớn.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ - nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, trong thời gian đi thực tế tại nhiều vùng, có những khu vực người dân trồng sầu riêng ngay cả trên những vùng không phù hợp, không hiệu quả với loại cây này. Có những vùng tuy không bị nước mặn đe doạ, nhưng lại có nguy cơ bị lũ ảnh hưởng. Hoặc có những vùng buộc phải đóng cống để ngăn mặn, khi đó phèn từ dưới đất sẽ xì lên ảnh hưởng đến cây trồng.

Còn theo Tiến sĩ Võ Hữu Thoại, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, tiềm năng của trái sầu riêng Việt Nam hiện còn dư địa để phát triển rất lớn. Theo thống kê, tổng diện tích sầu riêng cả nước khoảng hơn 80.000 ha, tuy nhiên trên thực tế diện tích này có thể đã đạt 100.000 ha. Trước thực tế người dân ồ ạt chuyển sang trồng sầu riêng trong thời gian qua, Tiến sĩ Võ Hữu Thoại cho rằng, việc chuyển đổi từ đất lúa sang trồng sầu riêng nếu không được kiểm soát tốt sẽ phá vỡ quy hoạch vùng trồng lúa, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Một vấn đề rất nguy hiểm nữa là nông dân thiếu kinh nghiệm khi chuyển từ cây lúa sang cây ăn trái nên sẽ gặp khó khăn. Ngay cả việc chọn giống cây trồng, nông dân mua giống sầu riêng trôi nổi, không rõ nguồn gốc không đảm bảo chất lượng nên khi trồng sẽ không hiệu quả.

*Không để nông dân trồng tự phát

Trên thực tế, tỉnh Tiền Giang xác định sầu riêng là một trong các cây trồng chủ lực của tỉnh. Do đó, phát triển bền vững cây sầu riêng đang là mục tiêu mà ngành Nông nghiệp hướng tới.

Theo ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè, để phát triển bền vững cây sầu riêng, trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường công tác vận động, tuyên truyền cho người dân thấy được khó khăn, hạn chế khi chuyển đổi ồ ạt, không đúng định hướng của tỉnh và huyện. Đồng thời, có giải pháp kiên quyết đối với các trường hợp chuyển đổi nằm ngoài quy hoạch. UBND huyện sẽ định kỳ kiểm tra trách nhiệm quản lý đất của của UBND cấp xã trên địa bàn, xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng từ đất lúa sang cây lâu năm đối với những diện tích phía Nam cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và một số diện tích nằm ở phía Bắc cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Huyện sẽ chuyển đổi quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất tập trung, việc chuyển đổi phải đảm bảo khai thác hiệu quả hạ tầng có sẵn, phù hợp với định hướng. Ngoài ra, huyện sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Một trong những nội dung quan trọng là quản lý chặt chẽ các hộ dân có đất giữa đồng tự ý chuyển đổi sang cây ăn trái. Đồng thời, bố trí các nguồn vốn phù hợp để từng bước hoàn thiện hạ tầng thủy lợi để bảo vệ tốt vườn cây ăn trái khu vực chuyển đổi. Hiện huyện đang rất quan tâm đến việc cấp mã số vùng trồng. Địa phương phấn đấu đến cuối năm 2023, sẽ cấp được 3.500 ha sầu riêng phù hợp quy hoạch. Đồng thời, triển khai chính sách liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản.

Đến cuối năm 2021, diện tích sầu riêng trong vùng Đề án đạt 16.890 ha (chiếm 99,7% diện tích sầu riêng toàn tỉnh), tăng 4.981 ha so với trước khi thực hiện Đề án, vượt 29,9% so với mục tiêu đến năm 2020 và vượt 20,6% so với mục tiêu đến năm 2025

Trước tình trạng người dân ồ ạt trồng sầu riêng, ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, đã giao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khẩn trương phối hợp với các địa phương khảo sát chi tiết để xác định vùng trồng sầu riêng thích nghi mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, đảm bảo tính bền vững, chứ không để bà con tự phát. Sau khi xác định vùng trồng sẽ có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với từng vùng. Đồng thời, tổ chức các hội thảo tại các địa phương về hướng dẫn kỹ thuật canh tác sầu riêng không để nông dân thất bại…

Bên cạnh đó, các địa phương nên quy hoạch khu vực vùng trồng gắn liền với đầu tư hạ tầng thủy lợi cần thiết. Đến thời điểm này, công tác ngăn mặn đã được xử lý cơ bản, riêng đối với công tác chống lũ, các địa phương phải chủ động có đề xuất đầu tư hạ tầng, không để bị ngập úng. Một trong những vấn đề quan trọng là phải hình thành được các hợp tác xã đủ mạnh để thực hiện truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã số vùng trồng (MSVT), liên kết sản xuất và tiêu thụ sầu riêng.

Một trong những công việc trọng tâm hiện nay mà ngành Nông nghiệp đang tập trung thực hiện là đẩy nhanh viện cấp MSVT để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 05 mã số vùng trồng MSVT được cấp để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với diện tích 210,27 ha và 149 hồ sơ đề nghị cấp mới MSVT với diện tích 5.985 ha đã gửi về Cục Bảo vệ thực vật chờ cấp mã số.

Theo ông Lưu Văn Phi, Giám đốc Sở Công Thương, thị trường tiêu thụ sầu riêng của nước ta hiện nay tập trung tại một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao và các nước ASEAN có cộng đồng người Hoa lớn. Thị trường châu Mỹ, châu Âu hiện tiêu thụ sầu riêng rất ít. Nước ta đang có lợi thế rất lớn là thị trường Trung Quốc rất gần, xuất khẩu sang nước này rất thuận lợi. Tới đây, thị trường Ấn Độ được đánh giá là có tiềm năng rất lớn với 1,4 tỷ dân. Nếu thị trường này chịu tiêu thụ loại trái này thì sầu riêng nước ta sẽ không lo phụ thuộc vào Trung Quốc. Đối với tỉnh Tiền Giang, hiện có 03 doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc với doanh số lớn, trong đó 02 doanh nghiệp Thiện Tâm và Vạn Hòa trong năm 2022 xuất khẩu được hơn 600 tấn sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Hiện nay, chúng ta phải hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch. Do xuất khẩu tiểu ngạch rất bấp bênh và phụ thuộc vào thương nhân Trung Quốc. Xuất khẩu chính ngạch thường sẽ đàm phán hợp đồng kéo dài 06 tháng hoặc 01 năm, vừa có lợi cho nông dân và vừa có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

Minh Thành

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

VĂN BẢN ĐIỆN TỬ VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

HỆ THỐNG VĂN BẢN HỆ THỐNG VĂN BẢN

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Dịch vụ công trực tuyến

CSDL Quốc gia về TTHC

Dự án mời gọi đầu tư Dự án mời gọi đầu tư

Thông tin quy hoạch

Quy hoạch tổng thể

Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch xây dựng

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp

Quy hoạch ngành

Quy hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên

Quy hoạch thu gom, xử lý chất thải

Báo cáo thống kê

Báo cáo kinh tế - xã hội

Số liệu thống kê

Niên giám thống kê

Thông tin cần biết

Giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Thông tin thời tiết

Giá cả thị trường

Công khai tài chính ngân sách

Thông tin thị trường xuất khẩu

Sàn giao dịch điện tử

Chuyển đổi số

Thông tin đầu mối tiếp nhận thông báo sự cố an toàn thông tin mạng

Công khai hiện trạng sử dụng đất

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường

Đầu tư, mua sắm công

Thông tin đấu giá - đấu thầu

Danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục từ năm học 2021-2022

Dự thảo báo cáo đề xuất danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Thông báo tuyển dụng

Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

Số điện thoại đường dây nóng xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại

Địa chỉ hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2018

Lễ hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2019

Tiền Giang - Dấu ấn lịch sử từ tài liệu lưu trữ

Đối thoại doanh nghiệp Đối thoại doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Slideshow Image 1

LIÊN KẾT LIÊN KẾT

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập:
-
Hôm nay:
-
Tuần hiện tại:
-
Tuần trước:
-
Tháng hiện tại:
-
Tháng trước:
-
Tổng lượt truy cập:
-