Truy cập nội dung luôn
 
                                                     English Facebook RSS Hỏi đápSơ đồ cổng

Chi tiết tin

10 năm triển khai Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang
10/02/2023 - Lượt xem: 460

​Qua 10 năm triển khai (2012 - 2022), Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Hội thi) đã trở thành sân chơi bổ ích, hội tụ trí tuệ của Nhân dân toàn tỉnh.

Qua 10 năm triển khai (2012 - 2022), Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Hội thi) đã trở thành sân chơi bổ ích, hội tụ trí tuệ của Nhân dân toàn tỉnh.


TS. Nguyễn Văn Khang trao giải cho các tác giả đạt giải Hội thi lần thứ XIV, năm 2020 - 2021.

*Kết quả phối hợp giai đoạn 2012 - 2022

Hội thi do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (gọi tắt là Liên hiệp Hội) chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn tổ chức. Kể từ năm 2007 (Hội thi lần thứ VII), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Quyết định giao trách nhiệm cho Liên hiệp Hội chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức và đã có 168 giải pháp đạt giải cấp tỉnh (09 giải Nhất, 21 giải Nhì, 22 giải Ba, 116 giải Khuyến khích), 07 giải pháp đạt giải toàn quốc (01 giải Ba, 06 giải Khuyến khích). 

Về lĩnh vực dự thi, thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, có 06 lĩnh vực tham dự Hội thi cấp tỉnh, bao gồm: (1) Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử; (2) Công nghiệp, Cơ khí - Tự động hóa; (3) Xây dựng, Giao thông vận tải; (4) Nông lâm ngư nghiệp - Môi trường; Y dược; (5) Giáo dục - Đào tạo; (6) Lĩnh vực khác (Công nghệ sinh học, quản lý). 

Về giá trị giải thưởng, đã được đề xuất UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND quy định mức chi cho hoạt động tổ chức Hội thi, Cuộc thi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với mức giải thưởng được tăng lên đáng kể so với trước đây. Theo đó, giải Nhất 30 triệu đồng/giải; giải Nhì 24 triệu đồng/giải; giải Ba 18 triệu đồng/giải; giải Khuyến khích 06 triệu đồng/giải.

Qua 10 năm phối hợp tổ chức, triển khai Hội thi, tỉnh Tiền Giang thu hút 636 giải pháp tham dự. Trung bình mỗi kỳ tổ chức, Hội thi thu hút 127 giải pháp tham dự thuộc nhiều lĩnh vực; trong đó, có 168 giải pháp đạt giải cấp tỉnh và toàn quốc, chiếm 27,51% so với tổng số giải pháp dự thi.

Trong số các giải pháp đạt giải Hội thi cấp tỉnh và toàn quốc, nhiều giải pháp được tác giả hiện thực hóa ý tưởng thông qua quá trình trải nghiệm thực tế và việc nghiên cứu cho ra đời giải pháp sáng chế góp phần giải quyết những khó khăn từ thực tế sản xuất và đời sống. Các giải pháp này cũng được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, chi phí đầu tư…

*Một số kết quả ứng dụng

Một số giải pháp đạt giải được tác giả thương mại hóa gắn với dự án khởi nghiệp. Điển hình như Dự án khởi nghiệp của nhà sáng chế của lương y Đoàn Văn Khanh (Giám đốc DNTN Long Thuận, huyện Châu Thành) được bắt đầu với sáng chế chiết xuất thành công sản phẩm tinh dầu hoa bưởi và nước bưởi ép (đạt giải Hội thi), tiến tới tạo ra chuỗi giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số quốc gia như: Đức, Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Thạc sĩ Phạm Hồng Thơm khởi nghiệp cùng sự ra đời của Công ty TNHH MTV cơ khí và tự động hóa Tân Phước Đông (huyện Tân Phú Đông) với hàng loạt sáng chế phục vụ lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp như: Thiết bị cân bằng động, máy mài lưỡi cưa, máy cưa CD tự động, máy cưa dĩa, máy bấm me lưỡi cưa, máy mở lưỡi cưa…

Đối với nhà sáng chế không chuyên Dương Quốc Thái, sự ra đời của Cơ sở cơ khí Quốc Thái (huyện Cái Bè) gắn với 03 sản phẩm do anh sáng chế, gồm: Bộ bông xới, thiết bị đắp bờ, thiết bị đào rãnh nước đã đạt 03 giải Hội thi là sự nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo của người thợ cơ khí được mệnh danh là "kỹ sư không bằng cấp", đã góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động (lao động cơ bắp) cho nông dân. 


TS. Nguyễn Văn Khang trao giải cho các tác giả đạt giải Hội thi lần thứ XIV, năm 2021 - 2022.

Bên cạnh đó, một số tác giả còn tiến hành lập thủ tục đăng ký cấp Bằng độc quyền và Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với giải pháp đạt giải Hội thi. Trong đó: Cơ sở cơ khí Quốc Thái được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền "Kiểu dáng công nghiệp" cho thiết bị đắp bờ, thiết bị đào rãnh nước và được Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với biểu tượng (logo) của cơ sở. Cơ sở kéo cắt tỉa Phước Lộc (xã An Hữu, huyện Cái Bè) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 05 Bằng độc quyền "Kiểu dáng công nghiệp", 01 Bằng độc quyền "Giải pháp hữu ích" và 01 Giấy chứng nhận "Đăng ký nhãn hiệu"...  

Song song đó, các giải pháp đạt giải Hội thi còn có những đóng góp quan trọng (trực tiếp hay gián tiếp) vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thuộc các lĩnh vực: Nông nghiệp, cơ khí, y tế, chăm sóc sức khỏe... Trong đó, giải pháp "Nhân rộng kết quả đề tài nghiên cứu tỉ lệ nhiễm và xây dựng quy trình phòng một số bệnh đường hô hấp phổ biến trên heo sau cai sữa tại hộ chăn nuôi gia đình ở tỉnh Tiền Giang" (đạt giải Nhất cấp tỉnh năm 2017).

Mô hình "Cải tiến khám chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế, xây dựng mô hình chăm sóc ban đầu toàn diện theo các nguyên lý y học gia đình tại tỉnh Tiền Giang" (đạt giải Nhì cấp tỉnh, giải Ba toàn quốc năm 2018) giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ và chất lượng sống của người dân theo chủ trương xã hội hóa của ngành Y tế. Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, mô hình bác sĩ gia đình phát huy hiệu quả tích cực thông qua thực hiện nhiều hoạt động dịch vụ tại nhà theo yêu cầu của người dân như: Tư vấn, thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm (test nhanh, PCR) cho người nghi nhiễm Covid-19...

Đặc biệt, "Dây chuyền sản xuất bột sữa dừa" do kỹ sư Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất máy và thiết bị công nghiệp Thái Hòa cùng cộng sự nghiên cứu, thiết kế (đạt giải Khuyến khích Hội thi toàn quốc) theo công nghệ tiên tiến của châu Âu với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập ngoại nên khá phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp trong nước. Dây chuyền này có một số ưu điểm so với thiết bị nhập ngoại như: Thời gian sản xuất liên tục khoảng 72 giờ cho một chu kỳ sản xuất, thành phẩm hao hụt ít hơn (từ 0,3 - 0,5%). Mỗi giờ, dây chuyền này có thể sản xuất 200kg bột sữa dừa thành phẩm xuất khẩu. Bột sữa dừa có thể bảo quản lâu, rất tiện dụng cho ngành chế biến thực phẩm...

Huỳnh Văn Xĩ

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

VĂN BẢN ĐIỆN TỬ VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

HỆ THỐNG VĂN BẢN HỆ THỐNG VĂN BẢN

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Dịch vụ công trực tuyến

CSDL Quốc gia về TTHC

Dự án mời gọi đầu tư Dự án mời gọi đầu tư

Thông tin quy hoạch

Quy hoạch tổng thể

Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch xây dựng

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp

Quy hoạch ngành

Quy hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên

Quy hoạch thu gom, xử lý chất thải

Báo cáo thống kê

Báo cáo kinh tế - xã hội

Số liệu thống kê

Niên giám thống kê

Thông tin cần biết

Giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Thông tin thời tiết

Giá cả thị trường

Công khai tài chính ngân sách

Thông tin thị trường xuất khẩu

Sàn giao dịch điện tử

Chuyển đổi số

Thông tin đầu mối tiếp nhận thông báo sự cố an toàn thông tin mạng

Công khai hiện trạng sử dụng đất

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường

Đầu tư, mua sắm công

Thông tin đấu giá - đấu thầu

Danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục từ năm học 2021-2022

Dự thảo báo cáo đề xuất danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Thông báo tuyển dụng

Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

Số điện thoại đường dây nóng xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại

Địa chỉ hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2018

Lễ hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2019

Tiền Giang - Dấu ấn lịch sử từ tài liệu lưu trữ

Đối thoại doanh nghiệp Đối thoại doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

Slideshow Image 1

LIÊN KẾT LIÊN KẾT

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập:
-
Hôm nay:
-
Tuần hiện tại:
-
Tuần trước:
-
Tháng hiện tại:
-
Tháng trước:
-
Tổng lượt truy cập:
-