
Chi tiết tin
Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (ĐMST), phát triển tài sản trí tuệ (TSTT), thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Tiền Giang đã tích cực hỗ trợ các chủ thể, cá nhân hoàn thiện các dự án, đề tài. Qua đó, các chủ thể đã phát triển thành công các sản phẩm mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (ĐMST), phát triển tài sản trí tuệ (TSTT), thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Tiền Giang đã tích cực hỗ trợ các chủ thể, cá nhân hoàn thiện các dự án, đề tài. Qua đó, các chủ thể đã phát triển thành công các sản phẩm mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
![]() Công ty TNHH MTV Tư Sang nghiên cứu sản xuất thành công như máy gieo sạ kết hợp vùi phân bón tham gia Đề án 1 triệu héc ta. |
Với vai trò và chức năng, thời gian qua, Sở KH&CN đã tập trung triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, ĐMST, phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh. Từ những nỗ lực không ngừng, đến nay, nhiều đề tài, dự án đã được hiện thực hóa và mang lại hiệu quả.
Trước đây, Công ty TNHH MTV Tư Sang (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè) đã sản xuất ra sản phẩm là máy suốt lúa và sau đó là máy gặt đập liên hợp. Đây là những thành tựu nổi bật của công ty, đã khẳng định được uy tín và chất lượng trên thị trường. Công ty đã đạt giải Nhất Hội thi Máy gặt đập liên hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thi Máy gặt đập liên hợp các tỉnh phía Bắc. Sản phẩm của doanh nghiệp đã được khách hàng tín nhiệm. Đây là động lực của công ty để phát triển. Trải qua nhiều năm hoạt động, từ những nền tảng đạt được, công ty tiếp tục nghiên cứu để sản xuất ra các thiết bị cơ giới, máy móc ngày càng hiện đại phục vụ bà con nông dân. Trước hết là giảm công lao động trước tình trạng khan hiếm lao động nông thôn hiện nay. Mặt khác, khi áp dụng các thiết bị mới sẽ tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.
Ông Nguyễn Hồng Thiện, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tư Sang cho biết, xu hướng hiện nay của nước ta là tập trung triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng là sẽ đưa sản phẩm lúa gạo của chúng ta chất lượng hơn, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho nông dân. Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính để góp phần bảo vệ môi trường. Trong Đề án này có nhiều công việc phải làm, trong đó có khâu cơ giới hóa. Theo đó, sau thời gian nghiên cứu, công ty đã phát triển được sản phẩm mới như máy gieo sạ kết hợp vùi phân bón. Công ty đã đi trình diễn tại rất nhiều mô hình và nhiều nơi để nhân rộng. Kết quả đạt được khi sử dụng máy gieo sạ kết hợp vùi phân bón là giảm lượng giống gieo sạ khoảng 50%, giảm phân bón từ 10% - 20%; hiệu suất sử dụng phân bón tốt hơn; giảm thuốc bảo vệ thực vật từ 1 - 3 lần; năng suất tăng có thể từ bằng đến 15%. Từ đó, giúp giảm chi phí trong sản xuất lúa, tăng lợi nhuận.
Ông Nguyễn Hồng Thiện chia sẻ: "Với sự đầu tư nghiên cứu của công ty để tạo ra các sản phẩm mới, cùng với sự hỗ trợ của Sở KH&CN tạo điều kiện cho đơn vị phát triển và trở thành doanh nghiệp (DN) KH&CN. Khi trở thành DN KH&CN, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiều, giúp cho công ty phát triển hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể tái đầu tư, nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới".
Được thành lập vào năm 2016 với mục tiêu là kinh doanh phân bón theo hướng hữu cơ, Công ty TNHH Thương mại HK cung ứng cho thị trường những dòng sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái và tất cả các loại cây. Mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ môi trường, tạo ra nông sản sạch, an toàn, vì sức khỏe cộng đồng.
Ông Châu Minh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại HK cho biết, việc kết nối và liên kết theo chuỗi giá trị là hết sức cần thiết. Với mục tiêu đó, DN đã thực hiện liên kết sản xuất với các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa trong toàn tỉnh. Theo đó, công ty thực hiện cung ứng vật tư, phân bón đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, cho nông dân trả chậm đến cuối vụ đối với nông hộ áp dụng theo quy trình sản xuất của DN… Qua đó, giúp thành viên của HTX, THT giảm chi phí đầu vào, công phun xịt thuốc, tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Đến nay, DN đã triển khai các mô hình liên kết sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở các địa phương như: huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây, thành phố Gò Công, thị xã Cai Lậy… Hiện DN đã triển khai thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa trên toàn tỉnh với diện tích từ 1.800 - 2.300 ha (tùy theo vụ). Trong mô hình này, công ty sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ.
Ông Châu Minh Hải cho biết: "Trong 10 năm qua, DN đã xây dựng được sản phẩm gạo VD20 Gò Công. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt từ khâu chọn giống đến sản xuất ra thành phẩm. Trong năm 2023, DN đã được Sở KH&CN, Sở Công Thương hướng dẫn để đăng ký sản phẩm tiêu biểu cấp vùng và đã đạt được chứng nhận này. Hiện sản phẩm gạo của DN đã vào được các siêu thị như: Co.opmart, Big C... Thực tế cho thấy, hiện các sản phẩm đưa ra thị trường dễ bị lẫn lộn với nhiều sản phẩm cùng loại. Đối với sản phẩm gạoVD20 Gò Công, công ty đã Sở KH&CN hướng dẫn từ cách bảo quản, xử lý, quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm gạo an toàn. Nhờ đó, DN đã sản xuất ra sản phẩm có truy xuất nguồn gốc từ đầu vào đến đầu ra. Ngoài ra, DN đã được hỗ trợ về chuyên môn, các thủ tục cũng như kinh phí để đăng ký chứng nhận thương hiệu, sở hữu trí tuệ. Sắp tới đây, Sở KH&CN sẽ chuyển giao đề tài về chế biến sâu đối với sản phẩm gạo VD20 Gò Công cho DN".
![]() Sở KH&CN tích cực hỗ trợ hình thành các DN KH&CN. |
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc (TXNG) ngày càng được chú trọng. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết vì những lợi ích thiết thực mà TXNG mang lại. Với sự cần thiết và ý nghĩa trên, hiện Sở KH&CN đang tập trung khảo sát để lựa chọn các DN để triển khai mô hình thí điểm TXNG.
Ông Nguyễn Văn Ửng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nông Thuận Phát (xã Trung An, thành phố Mỹ Tho) cho biết, qua 15 năm hình thành phát triển, DN đã đưa ra thị trường 15 sản phẩm phân bón các loại. Khi lựa chọn sản phẩm phân bón của công ty, nông dân cần biết rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng như thế nào. Khi đó, nông dân sẽ tin tưởng sản phẩm của công ty hơn. Nhận thấy vấn đề cấp thiết đó cùng với sự hỗ trợ của Sở KH&CN, hiện DN đang xây dựng mã QR để tham gia thực hiện mô hình thí điểm TXNG. "Việc TXNG sẽ giúp DN chống tình trạng hàng gian, hàng giả, kém chất lượng nên rất có ý nghĩa đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị" - ông Ửng cho biết thêm.
Theo Sở KH&CN tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, ngành KH&CN đã tích cực hỗ trợ các DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đến nay, sở đã hỗ trợ được 55 DN. Cùng với đó, Sở KH&CN đã triển khai đề tài nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa chủ lực tỉnh Tiền Giang. Theo đó, có 20 sản phẩm được xây dựng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, đến nay, tỉnh có 10 DN được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN.
Anh Thư







THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP



LIÊN KẾT
Thống kê truy cập
Hôm nay:
Tuần hiện tại:
Tháng hiện tại:
Tháng trước:
Tổng lượt truy cập: