
Chi tiết tin





Cuối năm 2018, nhà thơ Lê Quang Vui đã xuất bản tập thơ Trôi qua giấc mơ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn). Đây là tập thơ thứ hai của ông, sau tập thơ Hương thơm ngà ngọc (Nhà xuất bản Mũi Cà Mau năm 1998). Tập thơ Trôi qua giấc mơ tập hợp hơn 120 bài thơ được Lê Quang Vui sáng tác trong khoảng thời gian hơn 30 năm.
Cuối năm 2018, nhà thơ Lê Quang Vui đã xuất bản tập thơ Trôi qua giấc mơ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn). Đây là tập thơ thứ hai của ông, sau tập thơ Hương thơm ngà ngọc (Nhà xuất bản Mũi Cà Mau năm 1998). Tập thơ Trôi qua giấc mơ tập hợp hơn 120 bài thơ được Lê Quang Vui sáng tác trong khoảng thời gian hơn 30 năm.
![]() |
Lê Quang Vui sống gắn bó sâu nặng với vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Tiền Giang. Gần 30 năm qua, ông sống và làm việc ở thành phố Mỹ Tho. Tâm thức sáng tạo của ông trải dài qua nhiều vùng đất, vùng văn hóa như: Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội… Viết về nhiều không gian văn hóa khác nhau, thơ Lê Quang Vui thường thể hiện sự giao hòa giữa tâm hồn con người và vẻ đẹp của sự vật, thiên nhiên. Khắc họa về sự giao thoa văn hóa giữa hai vùng đất và tình cảm sâu nặng đối với quê hương, trong bài thơ: "Đôi bờ" Lê Quang Vui viết:
"Tôi thích trên cầu cao, em ơi
Đâu chuyến phà xa mất biệt rồi
Bốn vị cù lao quanh đại phố
Nàng Tiên - còn mất… Mỹ Tho ơi
Xanh biếc đôi bờ sông thiết tha
Bến Tre mãi mãi mẹ không về
Tuổi trẻ đâu rồi, sao vội quá
Ai giấu nỗi lòng… trong giấc mê."
Thơ Lê Quang Vui có sự hòa quyện giữa đời và thơ, giữa mộng và thực. Đối với ông, thơ ca chính là âm bản của cuộc đời ông. Qua từng câu thơ, bài thơ chân dung tâm hồn ông hiện rõ, đó là một con người sống nặng nghĩa tình, sống chân thành và gắn bó với quê hương, người thân, bạn bè… Trong bài thơ: "Giỗ cha", Lê Quang Vui viết:
"Nửa đời mình là hết một đời cha
Chưa kịp… đành thôi lòng không nguôi thương cảm
Như lá rụng ngày cuối thu ảm đạm
Tiễn cha đi hay tiễn cha về."
Lê Quang Vui là nhà thơ của đời thường. Ông thường viết về những sự vật bình dị, thân thuộc gắn liền với đời sống tình cảm của con người như: Giấc mơ, giọt sương, chiếc lá, cơn mưa, dòng sông, dấu chân… Tư tưởng Phật giáo thấm đẫm trong từng câu thơ, ý thơ của ông. Thơ ông thường bộc lộ sự chiêm nghiệm, nghiền ngẫm về nhân tình thế thái, thể hiện tình thương yêu đối với thân phận con người giữa cõi mênh mông, vô tận của vũ trụ.
"Trả người ân nợ đa mang
Trả trời giấc mộng trôi ngang đời mình"
(Trả)
"Đời người dài ngắn
Vui buồn có không
Phủi bàn tay trắng
Bụi bay mịt mùng."
(Đời người)
Tâm hồn của nhà thơ thường đa cảm và đa mang trước vẻ đẹp của sự vật, đất trời, thiên nhiên. Những sự vật nhỏ nhoi, bình dị giữa đời thường chợt hiện lên trong thơ của Lê Quang Vui mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo:
"Mai về gởi mộng trong tranh
Thương con bướm đậu trên cành ngủ say."
(Mộng trong tranh)
"Lá vàng nhiều lắm gió ơi
Tôi gom góp lại cất nơi… tim mình
Lỡ mai nhân thế bạc tình
Tôi chơi với lá dỗ dành giấc mơ."
(Miên man với lá)
Sáng tạo thơ ca đối với Lê Quang Vui không phải là trò chơi ngôn từ vô tăm tích mà là sự đào luyện về nội tâm và qua thế giới hình tượng ngôn từ ông ký thác, giải bày những tâm tư thầm kín, sâu lắng. Người ta có thể tự kiểm soát được hành vi, lời nói và ý nghĩ nhưng theo cái nhìn của Lê Quang Vui, không ai có thể kiểm soát được giấc mơ. Giấc mơ như dòng sông trôi đi trong vô thức (giấc ngủ). Nhà thơ là người tạo tác giấc mơ của mình thông qua thế giới ngôn từ, hình tượng của bài thơ. Thông qua giấc mơ đã trôi qua trong cuộc đời, nhà thơ chiêm nghiệm về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người.
"Những giấc mơ hòa tan hư không
Như sương buốt lạnh tái tê lòng
Bao lâu đi hết đường nhân thế
Lẩn quẩn vui buồn… hối tiếc không."
(Trôi qua giấc mơ)
"Đời người mấy lượt chia ly
Đời ta có giống chút gì… chiêm bao."
(Chiêm bao)
Tâm hồn của Lê Quang Vui mang vẻ đẹp đa mang, đắm say đối với cái đẹp của sự vật, thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ giao hòa với vẻ đẹp của vầng trăng của mùa thu như một sự đồng điệu, tri âm:
"Tôi nợ mùa thu tôi nợ trăng
Trăng theo thu trốn biệt âm thầm
Tôi về thơ thẩn vài trang nữa
Vừa đọc vừa lau khóe mắt quầng."
(Tôi nợ mùa thu)
"Ngọc ngà trăng sáng đêm nay
Về thăm cổ tích, phút giây ngậm ngùi"
(Cổ tích trăng)
Cuộc đời của Lê Quang Vui trải qua nhiều biến động, chìm nổi nhưng thơ ông vẫn chan chứa tình yêu con người, cuộc sống và ẩn chứa sự an nhiên, tự tại của tâm hồn. Sức sáng tạo của Lê Quang Vui thật dồi dào và mạnh mẽ. Hàng ngày, ông vẫn tìm được niềm hạnh phúc sáng tạo qua việc đều đặn sáng tác thơ như sự đào luyện, tự khám phá bí ẩn nội tâm của chính mình. Trữ lượng thơ trong tâm hồn ông vẫn còn là sự bí ẩn.
Võ Tấn Cường
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Dự án mời gọi đầu tư
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |