
Chi tiết tin





Ngày 18/6/2019, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Công văn số 2597/UBND-NCPC về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh.
Ngày 18/6/2019, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Công văn số 2597/UBND-NCPC về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy, trọng tâm là Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 09/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp cần xác định công tác phòng cháy, chữa cháy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hàng ngày. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý; tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc duy trì các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn các vụ cháy, nổ xảy ra; đặc biệt là việc quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện và các chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ; thành lập, duy trì hiệu quả hoạt động của đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy, kịp thời phát hiện, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. Đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy bằng phương pháp trực quan, sinh động, dễ nhớ, dễ hiễu, trong đó tập trung tuyên truyền sâu rộng cho các đối tượng là cơ quan quản lý Nhà nước, khu dân cư, tổ dân phố, hộ gia đình.
Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. Nâng cao hiệu quả công tác thường trực, tiếp nhận thông tin, huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy, kịp thời cứu người, tài sản; thường xuyên tổ chức diễn tập phương án chữa cháy có sự phối hợp của nhiều lực lượng. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy để đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.
Tăng cường kiểm tra hệ thống, mạng lưới điện để phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy từ hệ thống, thiết bị điện; quản lý, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, người dân sử dụng an toàn điện và các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trong phạm vi quản lý. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho người dân. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho người dân và cán bộ, nhân viên thuộc phạm vi quản lý
UBND các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư, rừng; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; đồng thời, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ để xảy ra tình trạng vi phạm, mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn, cơ sở. Nơi nào, địa phương nào để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì thủ trưởng đơn vị, địa phương nơi đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật. Củng cố, duy trì hoạt động hiệu quả của lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy; quan tâm đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân phòng, thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
H.G
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Dự án mời gọi đầu tư
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |