


Chi tiết tin





Sau thời gian triển khai thực hiện, đến nay, mô hình trình diễn "Cải tạo đất sau hạn, mặn trên cây khóm Queen" do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Phước triển khai thực hiện đã mang lại kết quả bước đầu rất khả quan, giúp người dân tiếp cận được với những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật mới, từ đó, áp dụng vào quá trình sản xuất đạt hiệu quả trong điều kiện tình hình hạn, mặn ngày càng diễn biến phức tạp.
Sau thời gian triển khai thực hiện, đến nay, mô hình trình diễn "Cải tạo đất sau hạn, mặn trên cây khóm Queen" do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Phước triển khai thực hiện đã mang lại kết quả bước đầu rất khả quan, giúp người dân tiếp cận được với những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật mới, từ đó, áp dụng vào quá trình sản xuất đạt hiệu quả trong điều kiện tình hình hạn, mặn ngày càng diễn biến phức tạp.
![]() Mô hình trình diễn "Cải tạo đất sau hạn, mặn trên cây khóm Queen" tại xã Tân Hòa Đông. |
Huyện Tân Phước là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Tiền Giang, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp với cây trồng chủ lực là cây khóm. Hiện toàn huyện có trên 15.000ha khóm, những năm gần đây, tình hình hạn, mặn diễn ra phức tạp và kéo dài, đặc biệt trong năm 2019 - 2020 tình hình nước bị nhiễm mặn tại các tuyến kênh trên địa bàn huyện có độ mặn từ 0,8 đến 1,5g/l, cá biệt có nơi cao hơn. Cùng với đó, qua nhiều năm canh tác khóm, nông dân chỉ đơn thuần sử dụng phân hóa học mà ít sử dụng phân hữu cơ dẫn đến đất bị ngộ độc, thiếu dinh dưỡng, cây trồng kém phát triển, năng suất đạt không cao.
Trước thực trạng trên, nhằm giúp nông dân khắc phục hiện trạng đất đai, nguồn nước nhiễm phèn, mặn, giảm độc tố trong đất, tăng năng suất cây trồng, tháng 4/2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Phước đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình "Cải tạo đất sau hạn, mặn trên cây khóm Queen" tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông với tổng quy mô 03ha đất khóm của 02 hộ dân.
Qua theo dõi đánh giá ban đầu, hiện trạng đất trồng khóm tại ấp Tân Thuận có độ pH thấp (dưới ≤3,5), cộng với nguồn nước tuyến kênh Bắc Đông trong tháng 4 và tháng 5/2019 có độ mặn từ 0,8 - 1,2g/l, nếu tưới nhiều lần sẽ ảnh hưởng sự sinh trưởng, phát triển của cây khóm. Thực hiện bước đầu, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tổ chức lớp tập huấn đầu vụ cho nông dân trong ấp, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, tăng khả năng chịu đựng phèn, mặn của cây khóm, kết hợp với kỹ thuật cải tạo đất để hóa giải hạn, mặn như: Bổ sung chất hữu cơ, tư vấn, hướng dẫn nông dân cách nhận biết và phòng trị bệnh đỏ đầu lá khóm, tuyến trùng, rệp sáp, nấm bệnh dưới rễ,... Sau tập huấn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã phân công cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống địa bàn giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn và cùng với nông dân xử lý kịp thời các mầm bệnh phát sinh trên cây khóm của mô hình. Chỉ sau gần 05 tháng áp dụng các biện pháp cải tạo đất, độ pH của đất trồng đã tăng lên (pH=5,3), khóm sinh trưởng tốt, điều này cho thấy đất được hóa giải phèn, mặn. Chỉ tiêu số lá dài từ 32 - 35cm, màu xanh đậm, trọng lượng trái đạt từ 1,2 - 1,3kg, nồng độ phèn 10%, không phát hiện các bệnh khô đầu lá, bệnh do nấm đốm mắt trái,...
Ông Phạm Văn Mi, nông dân tham gia mô hình cho biết: Chỉ với 01ha khóm (trồng từ tháng 4/2019), mật độ trồng 30.000 cây con chồi cuống/ha, đến nay gia đình ông đã thu hoạch được 02 đợt và tiếp tục thu hoạch đợt 03 vào tháng 02/2021; trung bình thu hoạch đạt từ 07 - 08 tấn/lần, với nguồn lợi nhuận hiện tại gần 80 triệu đồng (chưa tính lần thu hoạch đợt 03). Tương tự, ở mô hình 02 ha khóm áp dụng quy trình "Cải tạo đất sau hạn, mặn trên cây khóm Queen" của ông Nguyễn Văn Hòa, ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông cũng cho thu hoạch được 02 đợt, trong đó trái có trọng lượng từ 600g - 01kg chiếm 30%, trái từ 1,2 - 1,8kg chiếm 50% và trái từ 1,9 - 2,5kg chiếm 20%, ước năng suất đạt khoảng 27tấn/ha, cao hơn nhiều so với các diện tích khóm ngoài mô hình.
Từ những hiệu quả bước đầu mà mô hình mang lại, có thể khẳng định, mô hình trình diễn "Cải tạo đất sau hạn, mặn trên cây khóm Queen" đã giúp nông dân ở huyện Tân Phước có thể dần thích nghi với việc canh tác sản xuất nông nghiệp trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tạo niềm tin, phấn khởi cho người trồng khóm.
Thanh Nhàng
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Dự án mời gọi đầu tư
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |