


Chi tiết tin





Trong những ngày nắng hạn gay gắt cuối tháng 4, chúng tôi có dịp tham quan học tập mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của chị Võ Thị Mỹ Hạnh, ấp Bình Hòa Đông, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây. Đây là một mô hình sản xuất nông nghiệp hoàn toàn theo tiêu chuẩn an toàn, hướng tới sức khỏe người tiêu dùng vừa ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiết kiệm tối đa nước tưới, phân bón, hóa chất, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người trồng dưa lưới
Trong những ngày nắng hạn gay gắt cuối tháng 4, chúng tôi có dịp tham quan học tập mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của chị Võ Thị Mỹ Hạnh, ấp Bình Hòa Đông, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây. Đây là một mô hình sản xuất nông nghiệp hoàn toàn theo tiêu chuẩn an toàn, hướng tới sức khỏe người tiêu dùng vừa ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiết kiệm tối đa nước tưới, phân bón, hóa chất, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người trồng dưa lưới.
![]() |
Đây là mùa dưa lưới thứ 4 chị Hạnh đầu tư trên diện tích 800m2 của gia đình. Chị Hạnh chọn giống dưa lưới TL3 ruột vàng, rất thơm ngọt đậm, giòn thơm, trái dưa hình tròn, có vân lưới đẹp, có màu sắc bắt mắt, cơm dày vỏ mỏng. Năm 2019, chị đầu tư trồng thử 500m2, nhận thấy mô hình có tính ổn định, thị trường đầu ra được bao tiêu sản phẩm giá cả ổn định, cuối năm 2019, chị mạnh dạn đầu tư trồng thêm 300m2. Đây là mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp nhà màng được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện đầu tiên tại huyện Gò Công Tây. Với hệ thống nước tưới nhỏ giọt thẳng vào từng gốc dưa lưới, hệ thống tự động ngắt nước sau 5 hoặc 10 phút tưới, đảm bảo đủ cung cấp lượng nước vừa phải cho từng gốc dưa lưới, tránh được lượng nước thất thoát ra ngoài, nhất là trong mùa hạn hán thiếu nước tưới như hiện nay.
Theo chị Hạnh, trồng dưa lưới trong nhà màng có nhiều điểm thuận lợi, đó là ít tốn công chăm sóc, nhưng người trồng phải am hiểu kỹ thuật, cẩn thận trong khâu chọn đất trồng, phân bón, thụ phấn và chăm sóc trái. Mật độ trồng cây dưa lưới khoảng 1.000 cây trên 500m2 đất, sau khi đậu trái, mỗi dây chỉ để 1 trái, còn lại cắt bỏ, bảo đảm trọng lượng mỗi trái dưa trên 1,2kg. Chị Hạnh còn dùng các miếng dán keo để bẫy dẫn dụ các loại côn trùng nhỏ như bọ trĩ thường gây hại cho trái dưa.
Chị Hạnh cho biết, đây là mô hình dưa lưới trong nhà màng cho nguồn thu nhập ổn định. Chi phí đầu tư hệ thống nhà màng ban đầu khá lớn, chị Hạnh cho biết, với 800m2 diện tích, chi phí khoảng trên 300 triệu đồng nhưng sẽ sử dụng được khoảng 10 năm mới phải thay mới. Trung bình mỗi vụ dưa lưới kéo dài khoảng 3 tháng sẽ cho thu hoạch, với giá dưa lưới hiện tại được bao tiêu thu mua khoảng 40.000 đồng/kg, mỗi năm 3 vụ, sau khi trừ các chi phí sản xuất, chị thu được khoảng 3 tấn trái mỗi vụ, thu lãi gần 100 triệu đồng.
Ông Mai Đức Tấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây đánh giá: "Đây là mô hình sản xuất có tính ổn định, thu nhập cao, cây dưa lưới rất ít sâu bệnh do trồng trong nhà màng nên được bảo vệ an toàn, không bị ảnh hưởng bởi mưa bão, thời tiết, lượng thuốc trừ sâu rất ít, người trồng dưa còn sử dụng hệ thống tưới tự động nhỏ giọt tránh thất thoát nước, lượng phân bón hỗn hợp tự nhiên không có hóa chất nên cho ra sản phẩm tuyệt đối an toàn cho sức khỏe cho người tiêu dùng. Đây là mô hình hiệu quả được huyện tổ chức tuyên truyền và nhân rộng ra cho người nông dân khắp nơi đến tham quan học hỏi và áp dụng".
Kim Lan - Quốc Nam
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Dự án mời gọi đầu tư
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |