


Chi tiết tin





Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trên đôi đũa chúng ta sử dụng hàng ngày có chứa từ 10.000 đến 200.000 vi khuẩn và vi-rút gây bệnh nếu chúng ta không biết vệ sinh đũa đúng cách sau khi sử dụng. Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các nhà khoa học cũng phát hiện sự hiện diện của vi-rút Corona trong phân của bệnh nhân. Như vậy không loại trừ được vi-rút Corona có thể lây nhiễm qua chất thải của cơ thể như nước bọt, nước tiểu và trong phân của bệnh nhân phát tán ra ngoài môi trường.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trên đôi đũa chúng ta sử dụng hàng ngày có chứa từ 10.000 đến 200.000 vi khuẩn và vi-rút gây bệnh nếu chúng ta không biết vệ sinh đũa đúng cách sau khi sử dụng. Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các nhà khoa học cũng phát hiện sự hiện diện của vi-rút Corona trong phân của bệnh nhân. Như vậy không loại trừ được vi-rút Corona có thể lây nhiễm qua chất thải của cơ thể như nước bọt, nước tiểu và trong phân của bệnh nhân phát tán ra ngoài môi trường.
Với yêu cầu cách ly tại nhà trong giai đoạn hiện nay của Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19 lan rộng, việc quây quần trong nhà với những bữa ăn đầm ấm là lẽ đương nhiên. Nhưng người Việt chúng ta có một thói quen tình cảm trở thành một phản xạ bẩm sinh là gắp thức ăn cho nhau, bón cho con ăn, nói, cười trong trong suốt bữa ăn. Mọi người cùng chấm chung chén nước chấm, uống chung ly rượu, dùng đũa cá nhân để gắp thức ăn trong dĩa, tô, nồi lẩu... chung trên bàn, thậm chí dùng đũa gắp thức ăn cho người chung mâm để bày tỏ lòng tôn kính. Xét về khía cạnh khoa học, thói quen này sẽ thông qua đôi đũa truyền vi khuẩn (bệnh kiết lỵ, thương hàn, viêm dạ dày do HP), vi-rút (viêm gan siêu vi, tiêu chảy cấp, tay chân miệng), kể cả khả năng lây Covid-19. Đây là hiện tượng lây nhiễm chéo trong bữa ăn gia đình.
Để tránh lây nhiễm chéo qua thói quen dùng đũa cá nhân gắp thức ăn chung, chúng ta cần thay đổi bằng cách dùng đũa, muỗng công cộng (tức đũa, muỗng không thuộc về ai) để gắp, múc thức ăn chung vào chén của mình, sau đó dùng muỗng, đũa của mình để ăn. Trong thời kỳ kháng chiến, bộ đội ta cũng đã áp dụng cách dùng đũa, muỗng công cộng này trong bữa ăn. Mỗi người nên có một chén nước chấm riêng; đồng thời hạn chế nói chuyện trong bữa ăn, vừa tránh bị hốc, sặc thức ăn, vừa không làm bắn ra các giọt bắn đường hô hấp dễ lây bệnh cho người chung mâm.
Khi rửa đũa, cần rửa từng chiếc đũa, do việc cầm nguyên một nắm đũa để dưới vòi nước để chà xát sẽ không rửa sạch được vi khuẩn. Sau khi rửa bằng dung dịch nước rửa chén, phải rửa sạch lại bằng nước sạch nhiều lần để đũa không còn dính hóa chất nước rửa chén, là một chất có hại cho sức khỏe. Nếu dùng đũa tre nên chọn đũa còn nguyên màu sắc của tre, không dùng đũa sơn màu vì màu sơn có chứa chì và benzen, những hóa chất có thể gây ung thư. Việc thay đổi thói quen trong bữa ăn hàng ngày nhằm góp phần chống lây nhiễm Covid-19 trong gia đình.
BS. Nguyễn Thành Úc
HỆ THỐNG VĂN BẢN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Dự án mời gọi đầu tư
Thông tin quy hoạch |
|
Báo cáo thống kê |
VIDEO MỚI
DOANH NGHIỆP

LIÊN KẾT
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |